SpStinet - vwpChiTiet

 

Xác định nhanh chóng và chính xác gen kiểm soát tính trạng mùi thơm (fgr) ở lúa bằng tổ hợp mồi đặc hiệu

Đề tài do các tác giả Đỗ Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Đông, Lê Thị Thu Về, Đỗ Năng Vịnh (Viện Di truyền nông nghiệp), Phạm Quang Duy (Viện Cây lương thực và cây thực phẩm) thực hiện xác định gen kiểm soát tính trạng mùi thơm ở lúa bằng tổ hợp mồi đặc hiệu.
Nghiên cứu tiến hành với 42 dòng lúa thuần chủng được tạo ra bằng phương pháp lai kết hợp với nuôi cấy bao phấn để kiểm tra xác định dòng giống lúa thơm; hai cặp mồi ASA.
Theo đó, thử nghiệm ASA (Allele specific amplification) là một phương pháp tiềm năng ít tốn kém có thể sử dụng để phân biệt giữa các alen khác nhau một nucleotit. Mùi thơm ở lúa là một tính trạng lặn tạo ra do sự mất đoạn 8 bp và 3 điểm đa hình nucleotit đơn (SNPs) của một gen trên nhiễm sắc thể số 8 (fgr) mã hóa betaine aldehyde dehydrogenase 2 (BAD2). Trong nghiên cứu này, 2 cặp mồi ASA đã được sử dụng thành công để phân tích 42 dòng giống lúa ở Việt Nam, trong đó có 16 dòng lúa thơm đồng hợp tử và 26 dòng lúa không thơm đồng hợp tử. Cặp mồi (marker) ngoài sản sinh ra một đoạn gen có kích cỡ xấp xỉ 580 pb có vai trò là đối chứng dương. Mồi trong và mồi ngoài tương ứng tạo ra đoạn gen có kích cỡ 355 pb cho lúa không thơm và 257 pb cho lúa thơm. Sản phẩm PCR được phân tích đơn giản trên agarose gel. Phương pháp này có thể áp dụng trong công tác chọn tạo giống lúa thơm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 8/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả