SpStinet - vwpChiTiet

 

Mối liên quan nhân quả và tối ưu hóa quy trình chiết xuất Dâm dương hoắc

Nhóm tác giả từ Khoa Dược (Trường Đại học Y Dược TP.HCM) và Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM đã tiến hành nghiên cứu, thiết lập mối liên quan nhân quả và tối ưu hóa quy trình chiết xuất dâm dương hoắc nhằm gia tăng giá trị kinh tế của sản phẩm chiết xuất.

Dâm dương hoắc (Herba Epimedii) là dược liệu cổ truyền, có tác dụng tăng cường sinh lực nam, điều trị rối loạn cương dương, làm tăng lượng tinh trùng, tốc độ di chuyển của tinh trùng, chống loãng xương, giảm đau, chống ung thư…

Dâm dương hoắc chứa phần lớn hoạt chất là các flavonoid có tác dụng sinh học, trong đó, epimedin C và icariin là hai flavonoid có tỷ lệ cao và được ghi nhận là những thành phần mang lại tác dụng tăng cường sinh dục nam của dược liệu. Hiện nay, nhu cầu về cao chiết dâm dương hoắc ở Việt Nam ngày càng nhiều. Việc tối ưu hóa quy trình chiết xuất cao toàn phần từ dâm dương hoắc là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế. Chính vì vậy, nghiên cứu được thực hiện dựa trên hiệu suất chiết cao toàn phần và hiệu suất chiết epimedin C và icariin.

Kết quả, quy trình chiết xuất được nhóm nghiên cứu tối ưu trên cơ sở hiệu suất chiết epimedin C, hiệu suất chiết icariin và hiệu suất chiết cao toàn phần đồng thời ở mức tối đa. Quy trình chiết xuất có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cao chiết và đồng thời có ý nghĩa kinh tế quan trọng trong sản xuất cao từ dâm dương hoắc.

Nội dung nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Dược học, số 530, năm 2020, hiện đang lưu giữ tại kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN Tp. HCM (CESTI)

Trong tạp chí này còn nhiều nghiên cứu đáng chú ý khác, như:

  1. Tổng hợp và thử tác dụng ức chế tế bào ung thư của một số dẫn chất indazol mới
  2. Đánh giá tác dụng chống oxi hóa, chống viêm và làm trắng da in vitro của cream BeautyQueen - Học viện Quân Y
  3. Nghiên cứu chiết xuất astilbin và emodin từ bài thuốc GK1 sử dụng trong điều trị suy thận mạn tính
  4. Định lượng β-ecdysteron trong rễ cây cỏ xước (Achyranthes aspera L.) bằng phương pháp HPLC
  5. Nghiên cứu đánh giá một số đặc tính của nano niosome mang rutin và dịch chiết gel lô hội

Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

Uyên Trang (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả