SpStinet - vwpChiTiet

 

Đánh giá kết quả bước đầu của truyền thông giáo dục sức khoẻ và vệ sinh giọng nói ở giáo viên tiểu học thành phố Thái Nguyên

Đề tài do các tác giả Trần Duy Ninh, Nguyễn Duy Dương, Nguyễn Khắc Hùng (khoa Tai mũi họng), Nguyễn Lệ Thùy (bộ môn Tai mũi họng) thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe giọng và vệ sinh giọng nói ở giáo viên tiểu học thành phố Thái Nguyên.

Nghiên cứu tiến hành với 416 nữ giáo viên bậc tiểu học trong thời gian 12 tháng (từ 2006 đến 2007) tại Phòng giáo dục và đào thành phố Thái Nguyên. Các giáo viên được chia làm 2 nhóm gồm nhóm can thiệp bằng phương pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ giọng và vệ sinh giọng nói, kết hợp tư vấn điều trị (206 giáo viên) và 210 giáo viên nhóm đối chứng.
Kết quả, ở thời điểm trước can thiệp, tỷ lệ mắc bệnh giọng thanh quản của 2 nhóm đều khá cao (27,67% và 30,48%), sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau can thiệp, tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm can thiệp đã giảm đi 6,31%, tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 nhóm tại thời điểm sau can thiệp có sự khác biệt rõ rệt (có ý nghĩa thống kê với p<0,05). Về các triệu chứng liên quan đến giọng nói, trước can thiệp, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về tỷ lệ giáo viên có các triệu chứng cơ năng của giọng nói. Sau can thiệp, đã có sự cải thiện đáng kể về các triệu chứng cơ năng ở các giáo viên thuộc nhóm can thiệp (p<0,01). Nhóm tác giả cũng kiến nghị cần có những biện pháp phối hợp liên ngành để trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản về sức khoẻ giọng và vệ sinh giọng nói. Trong mỗi trường tiểu học cần có một tổ chức thường xuyên quan tâm, đôn đốc nhắc nhở các thành viên giữ gìn và bảo vệ giọng nói.
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 3/2008)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả