SpStinet - vwpChiTiet

 

Ảnh hưởng của chiếu xạ tia Gamma (Co60) đến khả năng tạo biến dị của giống đậu tương DT2012

Đến năm 2015, Việt Nam đã công nhận và đưa vào sản xuất 61 giống cây trồng đột biến, đứng thứ 8 trên thế giới. Trong số 11 giống đậu tương đột biến được chọn tạo, 8 giống sử dụng chiếu xạ tia gamma như, DT83, DT84, DT90, DT99,…

Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có thiết bị chiếu xạ chuyên dụng cho nông nghiệp mà phải dựa vào các thiết bị chiếu xạ y tế hay chiếu xạ công nghiệp, nên không thể xác định được liều chiếu xạ một cách chính xác và không thể chủ động được hướng nghiên cứu cũng như đào tạo lâu dài. Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) trên hạt khô ở các liều 150, 180, 200, 220 và 250 Gy đến khả năng tạo biến dị của giống đậu tương DT2012, nhóm nghiên cứu của Việt Di truyền Nông nghiệp đã thực hiện nghiên cứu này từ tháng 09/2018-6/2019 tại Khu thí nghiệm đậu tương của Việt Di truyền Nông nghiệp (xã Đồng Tháp, Đan Phượng, Hà Nội).

Thí nghiệm được bố trí tuần tự theo liều chiếu xạ từ thấp đến cao, có đối chứng xen kẽ. Hạt được chiếu xạ là hạt giống siêu nguyên chủng, độ sạch trên 99%, tỷ lệ hạt nảy mầm trên 95%, 500 hạt/ liều chiếu xạ. Sử dụng thiết bị chiếu xạ gamma cell nguồn (Co60) tại Trung tâm chiếu xạ đánh giá không phá hủy với hoạt độ nguồn là 231 Ci, suất liều 87,86 Gy/h ở 150, 180, 200, 220 và 250 Gy. Đối chứng là 500 hạt không chiếu xạ (0 Gy).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiếu xạ tia gamma đã gây ra hàng loạt các biến dị kiểu hình của giống đậu tương ở thế hệ M1 và M2, với liều chiếu xạ có phổ biến dị rộng nhất là 200 Gy. Tần số biến dị có xu hướng tăng theo chiều tăng liều chiếu xạ, đạt cao nhất ở 250 Gy (58,5%). Các nhà nghiên cứu đã chọn lọc được 50 cá thể mang biến dị có lợi cho chọn tạo giống mới như chín sớm, thấp cây, năng suất cao,…

Đây là nội dung của nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 12, năm 2019 hiện đang được lưu giữ tại kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI).

Trong tạp chí này còn nhiều nghiên cứu đáng chú khác, như:

  1. Kết quả chọn tạo và phát triển sản xuất giống lúa HDT10.
  2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm chất lượng cao Gia Lộc 37.
  3. Kết quả tuyển chọn giống ngô có sinh khối cao, chất lượng tốt cho vụ thu đông ở vùng ngoại thành Hà Nội.
  4. Kết quả nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống khoai tây KT6 cho các tỉnh phía Bắc.
  5. Đánh giá sinh trưởng và năng suất của giống Khoai Tây triển vọng TK13.2 tại Lâm Đồng, Nam Định và Thái Bình.
  6. Kết quả chọn tạo giống Lạc kháng héo xanh vi khuẩn L29.
  7. Kết quả chọn tạo giống Lạc năng suất cao, chất lượng tốt cho vùng trồng chính tại các tỉnh phía Bắc.
  8. Kết quả chọn tạo giống đậu tương ĐT34 cho các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
  9. Kết quả tuyển chọn cây đầu dòng mãng cầu ta Bình Thuận.
  10.  Đánh giá các tính trạng hình thái nông học của một số giống lúa thuần chất lượng trong vụ xuân 2017 tại Việt Yên, Bắc Giang.

Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉhttp://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

Lý Tần (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả