SpStinet - vwpChiTiet

 

Mô phỏng vòng đời và hoạt động phân hủy rác hữu cơ của ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnacus)

Đề tài do PGS.TS. Ngô Ngọc Hưng (ĐH Cần Thơ) và tác giả Võ Thị Lệ Hòa (Phòng Tài nguyên môi trường, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) thực hiện nhằm nghiên cứu vòng đời và hoạt động sinh học của ruồi lính đen; xây dựng mô hình toán về vòng đời và khả năng phân hủy vật liệu hữu cơ của ruồi lính đen.

Theo đó, ruồi lính đen thuộc dạng biến thái hoàn toàn, có chu kỳ sinh trưởng trải qua 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng và thành trùng. Chu kỳ sinh trưởng trung bình là 63 ngày, thành trùng cái chỉ đẻ trứng một lần với 600-900 trứng/ổ. Tốc độ phân hủy vật liệu hữu cơ của ấu trùng ruồi lính đen tùy theo loại vật liệu, mật số ấu trùng và tuổi ấu trùng. Tốc độ phân hủy nhanh nhất ở mật số 200 con, tuổi ấu trùng 2 và 3 trên vật liệu cà chua, dưa leo và chuối. Qua 4 tuổi ấu trùng được mô phỏng, ở mỗi tuổi ấu trùng 100 kg bí đỏ được bổ sung. Kết quả mô phỏng cho thấy đến thời điểm 31 ngày, sự tăng trưởng sinh khối ruồi đạt 2,25 kg và lượng vật liệu hữu cơ còn lại 176 kg, đạt hiệu suất phân hủy là 56%. Nhóm tác giả đề nghị cần nghiên cứu các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến vòng đời của ruồi lính đen để có thể khai thác khả năng hoạt động ruồi lính đen một cách thuận lợi. Đồng thời cần thực nghiệm và mô phỏng khả năng phân hủy của ruồi lính đen trên vật liệu hữu cơ phối trộn để tăng tính ứng dụng trong thực tế.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 10/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả