SpStinet - vwpChiTiet

 

Bảo quản hoa tươi bằng nước ion đồng

Đây là phương pháp giúp gia tăng thời gian bảo quản hoa, phục vụ tốt cho nhu cầu vận chuyển dài ngày hoặc xuất khẩu.

Xem thêm nội dung liên quan đến chủ đề 

Trong những năm gần đây, ngành hoa tại Việt Nam được chú ý phát triển nên diện tích trồng và sản lượng đã tăng nhanh. Số liệu thống kê cho thấy, diện tích trồng hoa ước đạt 35.240 ha, thu nhập bình quân đạt 550 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt là Đà Lạt – thủ phủ của ngành hoa trong cả nước, mỗi năm cung ứng ra thị trường gần 1,5 tỷ cành, mang lại giá trị kinh tế rất cao.

Hoa Đà Lạt được người dùng trong nước lẫn quốc tế ưa chuộng.

Để có được những bông hoa đạt chất lượng tốt và tươi đẹp đến tay người sử dụng là cả một quá trình, từ khâu trồng, chăm sóc và bảo quản, đặc biệt là công nghệ bảo quản sau thu hoạch rất cần chú trọng.

Quy trình thu hoạch và bảo quản hoa truyền thống.

Về mặt sinh học, hoa là một cơ thể sống nên cần phải hô hấp. Đây là quá trình phân giải các chất dinh dưỡng dự trữ (chủ yếu là đường) và giải phóng ra năng lượng. Năng lượng này được sử dụng để duy trì sự sống cho tế bào và mô. Khi bị cắt cành, hoa mất nguồn cung cấp dinh dưỡng nên khả năng hô hấp giảm và nhanh chóng già hóa.

Nhiệt độ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến cường độ hô hấp của hoa sau khi cắt cành: nhiệt độ càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và tốc độ hóa già càng nhanh. Do đó, biện pháp bảo quản thủ công sau khi thu hoạch là phải làm mát thật nhanh và chế độ lạnh thích hợp trong suốt quá trình bảo quản (thực chất là kìm hãm quá trình hô hấp).

Ngoài ra, hoa sau khi thu hoạch cũng chịu một số tác động khác như: thành phần khí bảo quản, độ ẩm, quá trình thoát hơi nước, sự hư hỏng cơ học, ảnh hưởng của vi sinh vật gây bệnh..

Trình độ khoa học công nghệ của ngành hoa ở Việt Nam vẫn còn khá thấp, kỹ thuật xử lý hoa sau thu hoạch chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, khiến hoa rất dễ bị héo, thời gian bảo quản ngắn, tốn nhiều công sức và thiệt hại về kinh tế. Thậm chí, đến nay chỉ có khoảng 10% sản lượng hoa cắt cành trồng tại Đà Lạt đạt yêu cầu để xuất khẩu.

Phương pháp bảo quản bằng nước ion đồng

Về cơ bản, đối với thực vật, ion đồng tan trong nước với nồng độ thấp có thể dùng làm chất diệt khuẩn, diệt nấm, làm chất bảo quản gỗ. Bên cạnh đó, ion đồng còn tạo ra nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động của các tế bào, từ đó quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng, giúp loại trừ các chất thải độc tố và thay vào đó là lớp tế bào mới sinh ra khỏe, chất lượng hơn.

Ứng dụng các tính chất hóa học nêu trên, công ty TNHH Tam Đỉnh đã giới thiệu phương pháp bảo quản bằng nước cắm hoa chứa ion đồng với tên gọi Humik, giúp nhà vườn tăng thời gian bảo quản hoa đủ lâu để phục vụ nội địa hoặc dành cho xuất khẩu.

Theo thông tin từ Tam Đỉnh, nước cắm hoa Humik bao gồm các thành phần: đường, nước từ trường, ion đồng, và các chất phụ gia. Đây là những chất cần thiết cho sự hô hấp của hoa sau thu hoạch, giúp hoa tươi lâu hơn, hạn chế tình trạng thối nước và không cần phải cắt gốc hằng ngày.

Nước cắm hoa Humik

Humik có thể sử dụng cho tất cả các loại hoa, với liều lượng chỉ khoảng 10 ml (tương ứng với 1–2 nắp) cho 1 lít nước, từ đó tiết kiệm chi phí đầu tư cho công việc bảo quản.

Trong quá trình vận chuyển, sau từ 3-5 ngày, nhà vườn cần cắt gốc và cho thêm nước có pha chứa Humik theo liều lượng như trên. Lưu ý, nhà vườn cần tỉa bỏ lá thừa ở phần dưới của thân hoa, tránh để lá ngập trong nước.

Đức Tiến (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả