SpStinet - vwpChiTiet

 

Đặc điểm sinh học và đặc trưng giống chuối tây bản địa phấn vàng Phú Thọ (Musa X Paradisiaca)

Tác giả Trần Minh Quân và cộng sự ở Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ, phân bố và các đặc trưng chi tiết của giống chuối tây bản địa phấn vàng theo bộ tiêu chuẩn của Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế (UPGRI 1996).

Giống chuối bản địa phấn vàng là đặc sản của đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Thọ. Đây là giống có tiềm năng đem lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Đặc trưng giống chuối này có chiều cao phổ biến trong nhóm chuối tây (4,0 m), dạng góc lá đứng so với trục chính của thân (ở thời điểm trổ buồng có trung bình 7,9 lá/cây); gờ cuống lá có dạng cánh, bám sát vào thân giả; đáy phiến lá nằm trong nhóm có dạng không cân xứng, bi chuối có lớp phấn trắng dày và rõ nét.

Giống chuối phấn vàng có dạng bầu nhụy tương đối thẳng, noãn được sắp xếp dạng 4 hàng rõ ràng; trung bình một buồng chuối có 7,6 nải chuối, mỗi nải ở giữa buồng có trung bình 12,9 quả; chiều dài trung bình của 1 quả là 12,5 cm, nằm trong nhóm có kích thước quả ngắn, đỉnh quả có dạng tròn.

Đề tài đã xây dựng được bản mô tả đặc trưng cho giống chuối phấn vàng, góp phần phục vụ công tác bảo tồn nguồn gene và lai tạo giống chuối cho tỉnh và khu vực miền núi phía Bắc.
LV (nguồn: TC KH&CN Nông - Y - Sinh, ĐH Thái Nguyên, số 9-2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả