SpStinet - vwpChiTiet

 

Chất lượng thịt cá rô đầu vuông nuôi ở các độ mặn khác nhau

Cá rô đầu vuông là loài cá nước ngọt có giá trị thương phẩm cao. Các nhà nghiên cứu đang nghĩ đến việc chuyển cá rô đầu vuông sang nuôi trong môi trường nước lợ để tận dụng diện tích nước lợ ngày càng mở rộng. Từ đó, các tác giả Lâm Hồng Phương và Ngô Hữu Toàn (ĐH Nông Lâm Huế) đã thực hiện đánh giá sự thay đổi chất lượng thịt cá rô đầu vuông khi độ mặn môi trường nước nuôi thay đổi.

Đối tượng thí nghiệm là cá rô đầu vuông (Anabas testudineus Bloch) có cỡ cá 2,5±0,2 g/con. Cá giống được mang về khi đang sống ở độ mặn 0%, được ương trong bể compozit 2 tuần trước khi tiến hành thí nghiệm và mỗi ngày tăng độ mặn lên 2%.

Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với độ mặn của môi trường nước nuôi lần lượt là 0%, 12% và 24%. Sự thay đổi trong chất lượng thịt cá rô được đánh giá thông qua việc phân tích thành phần hóa học cơ thịt cá, tỷ lệ khối lượng thành phần cơ thể cá và chất lượng cảm quan của thịt cá sau khi luộc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá nuôi trong nước ngọt (độ mặn 0%) và cá nuôi trong nước độ mặn 12% có chất lượng và thành phần hóa học cơ thịt cá tương đương, nhưng chất lượng cảm quan của thịt cá nuôi ở độ mặn 12% tốt hơn, dai và ngon hơn. Ở độ mặn 24%, tuy cơ thịt cá trở nên dai, cứng, khi ăn không cảm nhận được vị béo, ngọt, ngon đặc trưng nhưng lại giảm được mùi khó chịu so với thịt cá nuôi ở độ mặn 0% và 12%.
 
TN (nguồn: TC Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, số 16/2014)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả