SpStinet - vwpChiTiet

 

Bảo tồn tài nguyên di truyền và sử dụng nguồn gen lúa tại đồng bằng sông Cửu Long

Đề tài do PGS.TS Nguyễn Thị Lang (Viện lúa ĐBSCL) và GS.TS Bùi Chí Bửu (Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) thực hiện trình bày kết quả bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền và sử dụng nguồn gen lúa tại ĐBSCL.

Nội dung bảo tồn quỹ gen gồm điều tra thu thập, lưu trữ hồ sơ gốc; bảo quản insitu hoặc ex-situ; đánh giá các tính trạng, các gen ứng cử viên, gen mục tiêu cần thiết; tư liệu hoá các dữ liệu đánh giá trên cơ sở thống nhất biểu mẫu; sử dụng nguồn gen lúa phục vụ cải tiến giống cây trồng. Hạt giống được chọn lọc, làm sạch và bảo quản trong nhiệt độ 50C có thể phục vụ ngay cho các nhà nghiên cứu thường xuyên và -100C để bảo tồn trung hạn.
Nghiên cứu tiến hành điều tra thu thập với giống lúa ở những vùng canh tác điều kiện bất lợi: chống chịu phèn (Nàng thơm Bình Chánh, Nàng thơm Đức Hoà, KDML 105), chống chịu mặn (Nàng thơm chợ Đào, Nàng hương, Nàng thơm Thủ Thừa), chống chịu hạn (Nếp than, Nếp trắng…); giống lúa ở những vùng canh tác phèn mặn: Nàng co, Tiêu xồi ở vùng mặn Gò Công, Ba đuông, Vệ phích… ở Trà Vinh, Sóc nâu, Đốc đỏ ở Long An… Sau đó đánh giá các tính trạng, các gen ứng cử viên, gen mục tiêu cần thiết và sử dụng nguồn gen phục vụ cải tiến giống lúa…
Theo đó, tại ngân hàng gen lúa của Viện lúa ĐBSCL hiện đang bảo quản 2250 mẫu giống lúa mùa (hiện tại 1789 mẫu hoạt động). Trong đó có 660 giống lúa cao sản ngắn ngày lai tạo từ tập đoàn lúa địa phương của Viện, 230 giống lúa du nhập từ các nước (Viện lúa quốc tế cung cấp), 332 giống lúa hoang chủ yếu là các nhóm hiện còn phân bố ở châu Á như Oryza Rufipogon. Ứng dụng phương pháp phân tử để đánh giá các chỉ tiêu liên quan như sâu bệnh, chống chịu điều kiện bất lợi và chất lượng hạt gạo… các tính trạng khác liên quan đến mục tiêu trong nghiên cứu. Các số liệu về tính trạng của các giống trên có thể phục vụ rất tốt cho chọn tạo giống.
Đề nghị trong tương lai cần bổ sung chiến lược bảo tồn tài nguyên di truyền cây lúa có thể là một chiến lược tổng hợp bao gồm các phương thức bảo quản như sau: bảo tồn in-situ đối với loài hoang dại, bảo tồn ex-situ đối với tập đoàn lúa địa phương, lúa hoang, lúa nhập nội, bảo tồn trên đồng ruộng nông dân (on-farm conservation), trong vườn nhà (home garden), tiến tới bảo tồn ở mức độ phân tử DNA. Các số liệu cần được tư liệu hoá theo tiêu chuẩn quốc tế một cách hệ thống, việc chia sẻ nguồn thông tin trên mạng cần được đặt ra để khai thác số liệu lưu trữ và vật liệu trong ngân hàng gen có hiệu quả hơn.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, số 1/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả