SpStinet - vwpChiTiet

 

Thành phần ve sầu (Homoptter: cicadidae) hại cà phê ở Tây Nguyên và một số biện pháp phòng trừ

Đề tài do các tác giả Phạm Thị Vượng, Nguyễn Thị Thủy (Viện Bảo vệ thực vật) thực hiện.

Ve sầu (Homoptera: Cicadidae) được ghi nhận là dịch hại trên cà phê tại Việt Nam từ năm 2005. Chúng bùng phát và gây hại hàng ngàn ha cà phê của một số tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, Gia Lai… Vai trò gây hại của chúng khá rõ ở các vườn cà phê đang trong thời kỳ cho quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 6 loài ve sầu hại cà phê tại Tây Nguyên, trong đó 3 loài có mật độ cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của cà phê là Dundubia nagarasana, Pomponia daklakensis, và Purana pigmentata. Loài P. dalakensis là loài mới phát hiện. Ấu trùng ve sầu tập trung chủ yếu ở tầng đất từ 10-40cm và ở độ rộng của tán cây là từ 20-70cm, đây là tầng đất rễ cây cà phê phát triển và tập trung nhiều nhất. Chúng chích hút dịch cây, ở tuổi cuối chúng bò lên cây lột xác hóa trưởng thành giao phối đẻ trứng. Biện pháp phòng trừ ấu trùng ve sầu khi bò lên lột xác hóa trưởng thành bằng vật liệu dính không có hiệu quả. Các thuốc bảo vệ thực vật thử nghiệm đều tỏ ra kém hiệu quả đối với ấu trùng ve sầu. Tuy nhiên biện pháp phòng trừ thủ công bằng che phủ ni lông và dùng nước vôi có hiệu quả trong phòng trừ ve sầu trưởng thành khi chúng từ dưới đất lên lột xác (rộ vào tháng 3-7 trong năm) và ấu trùng ve sầu trong đất.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 1/2010)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả