SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng tim mạch ở bệnh nhân Basedow

Đề tài do các tác giả Nguyễn Thị Thành, Nguyễn Văn Tư (ĐH Y dược Thái Nguyên) thực hiện nhằm đánh giá mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân Basedow.

Nghiên cứu tiến hành với 126 bệnh nhân Basedow chưa được điều trị với một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng như ăn nhiều, uống nhiều, nóng bức, sút cân, lồi mắt, tuyến giáp lan tỏa, tăng nồng độ T3, FT4, giảm TSH, tăng Trab...
Kết quả cho thấy, triệu chứng lâm sàng tim mạch biểu hiện rất phong phú gặp với tỷ lệ cao là: nhịp nhanh > 90ck/p (91,2%); hồi hộp đánh trống ngực (91,2%); bướu giáp mạch có tiếng thổi tại tuyến (85,7%); các triệu chứng lâm sàng tim mạch khác gặp với tỷ lệ thấp, không thường xuyên.
Các triệu chứng cận lâm sàng: điện tâm đồ có những biểu hiện hay gặp là nhịp nhanh xoang (92,1%), dày thất trái (33,3%), dày thất phải (20,6%), thiếu máu cơ tim (11,9%), rung nhĩ (3,17%); siêu âm tim: tăng kích thước và khối lượng cơ tim, đặc biệt là khối lượng cơ thất trái, phân xuất tống máu và cung lượng tim tăng, thể tích nhát bóp giảm, chỉ số co ngắn sợi cơ thất trái tăng.
Mối tương quan giữa triệu chứng lâm sàng tim mạch và triệu chứng cận lâm sàng, xét nghiệm: có sự tương quan chặt chẽ giữa tần số tim với T3, FT4 với r = 0,76 và 0,81; có sự tương quan thuận mức độ chặt giữa tần số tim và chuyển hóa cơ sở với r = 0,68; có sự tương quan giữa T3 với cung lượng tim và chỉ số khối lượng cơ thất trái với r = 0,76 và 0,31.
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 10-2009)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả