SpStinet - vwpChiTiet

 

Thay đổi thể tích tuyến giáp của bệnh nhân Basedow xác định bằng siêu âm và xạ hình

Đề tài do các tác giả Lương Linh Hà, Lương Tiểu Mai và các cộng sự thực hiện nhằm giúp cho các bác sĩ có thêm các dự liệu về siêu âm và xạ hình tuyến giáp để xác định chính xác trọng lượng tuyến giáp chuẩn bị cho bệnh nhân Basedow điều trị iốt phóng xạ I131

Để điều trị bệnh nhân Basedow bằng phóng xạ thì việc xác định trọng lượng tuyến giáp và biết được cấu trúc, chức năng hoạt động của tuyến giáp là rất quan trọng vì nó sẽ cung cấp cho các bác sĩ lâm sàng những thông tin rất quan trọng cho việc xác định liều phóng xạ sẽ dùng cho bệnh nhân. Có 2 phương pháp là siêu âm (Ultrasonography) đã được áp dụng phổ biến và có nhiều ưu điểm trong việc đo tính thể tích và đánh giá cấu trúc tuyến giáp; xạ hình vạch thẳng (rectilinnear scintigraphy) tuyến giáp là một kỹ thuật quan trọng để ghi nhận hoạt động chức năng của tuyến giáp đồng thời xạ hình cung cấp những dữ liệu giúp xác định trọng lượng (thể tích) tuyến giáp.
Nghiên cứu tiến hành với 211 bệnh nhân được chẩn đoán là Basedow được nhập Khoa Ung Bướu Bệnh Viện Bạch Mai chuẩn bị điều trị iốt phóng xạ I131, gồm 44 nam (28,85%) và 167 nữ (79,15%).
Kết quả cho thấy, các kích thước chiều dài thùy phải, thùy trái, thùy eo và chiều rộng ngang qua eo tuyến giáp của giới nam, nữ cũng như chung cho cả 2 giới được đo bằng xạ hình thường lớn hơn kết quả đo bằng siêu âm nhưng không đáng kể (p>0,05), nghĩa là kích thước đo từ xạ hình và siêu âm là gần bằng nhau. Siêu âm có ưu điểm hơn là đo được chiều dài, chiều rộng và chiều sâu còn xạ hình vạch thẳng chủ yếu dựa trên chiều cao và diện tích bề mặt. Khi sử dụng công thức tính trọng lượng tuyến giáp trên xạ hình của 5 tác giả (D.V.Berker, H.Allen, W.Goodwin, T.Okubo, Himanka), hệ số điều chỉnh khác nhau với cùng một kích thước đo tuyến giáp thì sự chênh lệch rất lớn trong cả 5 kết quả. So sánh kết quả xác định bằng siêu âm (công thức của WHO 1992) với các kết quả tính bằng xạ hình (kích thước đo từ 2 phương pháp này bằng nhau) nhưng sự sai lệch quá nhiều đối với công thức của D.V.Berker (49,91%) và gần với kết quả từ công thức của tác giả T.Okubo nhất, chênh lệch ít (24,2%), điều này phù hợp với các tác giả nước ngoài.
Như vậy, nên dùng công thức của tác giả T.Okubo (M = 0,23 x S x L. Trong đó M là trọng lượng tuyến giáp (tính bằng gram); S là diện tích tuyến giáp; L = (a + b)/2, a là chiều dài thùy phải, b là chiều dài thùy trái, 0,23 là hệ số điều chỉnh) kết hợp với siêu âm khi xác định trọng lượng tuyến giáp chuẩn bị cho điều trị iốt phóng xạ.
LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 11/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả