SpStinet - vwpChiTiet

 

Thiết kế cách chấn đáy HDR cho khung nhà nhiều tầng chịu tải trọng động đất

Đề tài do Ths. Trần Tuấn Long (Khoa Xây dựng- trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị Hà Nội) thực hiện nhằm giới thiệu cơ sở lý thuyết, tóm tắt lại các bước thiết kế chấn đáy HDR và áp dụng cho các công trình thực tế ở Việt Nam.

Một thiết kế hoàn chỉnh cho các chấn đáy cần phải đảm bảo cách chấn đáy có thể chịu được tải trọng làm việc lớn nhất của kết cấu trong suốt thời gian phục vụ. Ngoài ra, phải đáp ứng hai chức năng thay đổi chu kỳ và phân tán năng lượng của công trình trong thời gian động đất xảy ra.
Tác giả đã đề xuất các bước thiết kế như sau: xác định kích thước mặt bằng tối thiểu và các vị trí của thiết bị chấn đáy từ tải trọng lớn nhất; tính toán các kích thước của thiết bị chấn đáy để làm thay đổi chu kỳ như mong muốn nhằm giảm tải trọng động đất lên công trình; xác định hệ số cản nhớt của thiết bị cách chấn đáy sao cho chuyển vị của kết cấu dưới tác dụng của tải trọng gió được khống chế trong giới hạn thiết kế; kiểm tra khả năng làm việc của cách chấn đáy dưới tác dụng của trọng lực gió, nhiệt, động đất.
Qua các bước tính toán thiết kế, kiểm tra, tác giả đã lập trình để tự động hóa việc thiết kế các thiết bị cách chấn đáy theo tiêu chuẩn. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam việc sử dụng phương pháp chế ngự dao động thụ động sử dụng cách chấn đáy HDR là hợp lý vì các thiết bị này có nguyên lý đơn giản, vận hành, bảo trì dễ dàng và chi phí thấp.

BH (Theo tạp chí Xây dựng, số 2/08)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả