SpStinet - vwpChiTiet

 

Đề xuất cơ chế chính sách nhằm khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Việt Nam

Đề tài do PGS.TS Ngô Đình Quế (Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) và các cộng tác viên thực hiện khảo sát tại 13 tỉnh ven biển có nhiều rừng ngập mặn, đánh giá những ưu - nhược điểm của những chính sách hiện hành cũng như kiến nghị ở các địa phương từ đó đề xuất cơ chế chính sách nhằm khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Việt Nam.

Đề tài tiến hành từ tháng 5 - 9/2007 tại các vùng ven biển của 13 tỉnh điển hình có rừng ngập mặn ở Việt Nam nhằm phục vụ cho Đề án “Phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển nhằm bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai 2007-2015”.
Theo đó, rừng ngập mặn là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao và khả năng phong phú về chủng loại thực vật và động vật. Đây cũng là nơi dừng chân lý tưởng đối với các loài chim di cư theo mùa và là nơi có tiềm năng thuỷ sản lớn. Rừng ngập mặn cung cấp nhiều loại sản phẩm có giá trị như than, gỗ xây dựng, gỗ nguyên liệu, tannin, các loài thuỷ sản quý… Rừng ngập mặn là bức tường xanh vững vàng chống bão, xúc tiến bồi tụ ven biển và ổn định môi trường sinh thái cho vùng ngập mặn ven biển. Do đặc điểm sinh học rừng ngập mặn phát triển trên các vùng đất giàu tiềm năng và chưa ổn định nên đây là vùng chịu nhiều áp lực do sự tác động của con người khai thác tài nguyên rừng, phá rừng để lấy đất nuôi trồng thuỷ sản, phát triển nông nghiệp, làm muối và xây dựng các khu công nghiệp, làm cho diện tích rừng ngập mặn bị giảm sút nghiêm trọng. Chính sách quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn có tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và môi trường vùng rừng ngập mặn nên phải đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của người dân, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trên vùng rừng ngập mặn. Động lực kinh tế thu hút người dân tham gia quản lý rừng không phải chỉ là sự hưởng lợi sản phẩm rừng mà trước hết là quyền được sử dụng đất để phát triển sản xuất lâm-ngư-nông nghiệp, đặc biệt là khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên diện tích được giao hoặc nhật khoán...
Đề tài đã đề xuất một số cơ chế chính sách và giải pháp cụ thể có liên quan đến rừng ngập mặn như quy hoạch sử dụng đất, rừng ngập mặn; giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp; đầu tư, tín dụng; khoa học công nghệ và khuyến lâm; hoàn thiện tổ chức quản lý rừng ngập mặn; chính sách hưởng lợi; giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội trong vùng rừng ngập mặn (rà soát, quy hoạch lại dân cư ven biển, hạn chế di cư tự do trong vùng rừng ngập mặn; đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống người dân trong vùng rừng ngập mặn)…
LV (nguồn: TC NN&PTNT, số 2/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả