SpStinet - vwpChiTiet

 

Hiện trạng các loài lưỡng cư khu vực trung tâm TP.HCM

Đề tài do tác giả Đàm Thị Hà Trang (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM) thực hiện nhằm tìm hiểu sự thích ứng của các loài Lưỡng cư đối với quá trình đô thị hóa ở khu vực nội thành thành phố.
 

Hình minh họa.

Theo đó, về thành phần loài lưỡng cư trong khu vực nội thành 2013 TP.HCM, có 8 loài lưỡng cư thuộc 5 họ trong cùng bộ Anura được ghi nhận tại 18 điểm khảo sát. Trong đó 3 loài được bổ sung thêm vào khu vực phân bố tại TP.HCM cho khu hệ lưỡng cư ở Việt Nam.

Tuy sống trong khu vực thành thị nhưng môi trường sống của lưỡng cư rất đa dạng. Chúng phân bố trên cỏ, bãi đất trống, trên thành hồ, mõm đá, đất ngập nước kể cả vũng nước đọng và trên cây.

Thủy vực tự nhiên hay nhân tạo đều có sự hiện diện của lưỡng cư. Trong đó, lưỡng cư tập trung chủ yếu ở những khu vực chưa bị tác động nhiều của quá trình đô thị hóa, đặc biệt là sinh cảnh thủy vực tự nhiên còn thảm thực vật ven bờ. Hệ thực vật xung quanh các thủy vực có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của các loài này. Ngược lại, những thủy vực chịu sự tác động lớn của đô thị hóa dường như không ghi nhận được sự xuất hiện hệ lưỡng cư.

Trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các loài lưỡng cư vẫn đang hiện diện xung quanh chúng ta. Bên cạnh hành động tích cực khi mang chúng về thả nuôi với mục đích diệt côn trùng, các tác động tiêu cực khác của người dân lên hệ lưỡng cư trong trung tâm thành phố như việc xây dựng công trình làm thu hẹp diện tích đất ngập nước cùng thảm thực vật tự nhiên, vấn đề giao thông, sự thay nước ở các hồ nước, hoạt động nuôi cá cảnh và khai thác làm thực phẩm được ghi nhận có thể là những tác động tiềm tàng đến quần xã lưỡng cư trong tương lai.

Để chúng có thể tồn tại và phát triển tốt, môi trường sống cụ thể là các sinh cảnh đất ngập nước với hệ thực vật ven bờ cần được duy trì và bảo vệ.
 
LV (nguồn: Kỷ yếu Hội nghị KH Trẻ ĐHQG-HCM 10/2012)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả