SpStinet - vwpChiTiet

 

Tách chiết và nghiên cứu một số tính chất của tyrosinaza từ con mực xà (symplectoteuthis oualaniensis)

Đề tài do tác giả Nguyễn Xuân Thụ (Viện công nghệ sinh học), Lê Thị Lan Anh (Trung tâm công nghệ sinh học phục vụ sản xuất và đời sống) và Trần Cảnh Đình (Viện nghiên cứu hải sản) thực hiện nhằm tìm ra một loại enzim kìm hãm quá trình hóa đen của mực khi chế biến .

Sự hóa đen của mực là do hai phản ứng sinh hóa xảy ra đồng thời. Đen hóa có sự tham gia của enzim và không có enzim. Sự đen hóa do enzim chủ yếu do sự xuất hiện của tyrosinaza.
Nhóm tác giả tiến hành nghiền mực bằng cối chày sứ trong nitơ lỏng đến dạng bột mịn. Tiếp đó, bổ sung đệm phosphate 10mM, pH = 6,8 với tỉ lệ 1:10 khuấy đều trong 6-8 giờ. Ly tâm loại bỏ cặn ở tốc độ 12.000 vòng/phút. Thu cặn protein thuộc phân đoạn 45-90% của mức bão hòa (NH4)2SO4. Cuối cùng hòa tan trở lại trong một thể tích tối thiểu H2O và giữ ở -200C. Tất cả các bước thí nghiệm đều thực hiện ở 40C.
Sau khi xác định khả năng chịu nhiệt và khả năng ức chế của một số chất, đề tài cho rằng, khoảng pH tối ưu cho hoạt động của tyrosinaza tách chiết từ con mực xà nằm trong khoảng 6,5-7,0. Hoạt tính của tyrosinaza mực xà hầu như không bị ảnh hưởng khi xử lý ở nhiệt độ < 400C. Nhiệt độ từ 500C trở lên thì hoạt tính của tyrosinaza bị giảm nhanh. Ở nhiệt độ 800C hoạt tính còn 30% và 1000C thì mất hoàn toàn.
Axit ascorbic, NaHSO3 và EDTA đều có ảnh hưởng kìm hãm hoạt tính của tyrosinaza tách chiết từ con mực xà. Ở nồng độ 10µM sau 5 phút thì axit ascorbic ức chế đến 68% hoạt tính của tyrosinaza. EDTA ức chế 97% hoạt tính. Ở nồng độ 100 µM NaHSO3 ức chế 57% hoạt tính của tyrosinaza mực xà. Ở nồng độ bão hòa dịch chiết ST ức chế 73%, NS ức chế 33% hoạt tính tyrosinaza của mực xà.
BH (Theo Tạp chí Sinh học, số 2/08)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả