SpStinet - vwpChiTiet

 

Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn đến hiệu quả kinh tế và phát thải khí methane trong chăn nuôi bò sữa

Nhóm tác giả Đoàn Đức Vũ, Phan Văn Sỹ, Nguyễn Thị Thủy Tiên (Trung tâm Công nghệ sinh học chăn nuôi – Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ) thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của khẩu phần đến phát thải methane và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa ở khu vực TP.HCM.

Theo nghiên cứu (đăng trên Tạp chí KHCN Chăn nuôi, số 79-2017), trong điều kiện sản xuất thực tế, với các giải pháp khẩu phần được bổ sung chất béo, sử dụng thức ăn ủ chua, sử dụng rơm ủ urea đã góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí methane trong chăn nuôi bò sữa. Bò được cho ăn các khẩu phần thí nghiệm trong nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện rõ rệt về năng suất sữa, với mức độ tăng từ 8,2 – 10,5%. Khi tính toán lợi nhuận cho thấy sự gia tăng hiệu quả kinh tế từ 15,7 – 19,5%. Trong đó, cao nhất là thí nghiệm 3 (sử dụng thức ăn ủ chua), kế đến là thí nghiệm 2 (bổ sung chất béo), thí nghiệm 4 (sử dụng rơm ủ urea). Qua đó, mức độ phát thải methane tính trên 1 kg sữa sản xuất ra đã giảm từ 10,9 đến 37,3% ở các khẩu phần thí nghiệm. Chỉ tiêu phát thải methane giảm rõ rệt với khẩu phần có bổ sung chất béo và khẩu phần sử dụng thức ăn ủ chua.

Như vậy, ngoài yếu tố về môi trường, việc giảm thiếu phát thải methane còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thông qua giảm thất thoát năng lượng khẩu phần bị chuyển hóa thành methane do việc sản sinh methane trong quá trình tiêu hóa và trao đổi chất ở dạ cỏ gây thất thoát năng lượng thu nhận từ thức ăn.

 

Nguồn: Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả