SpStinet - vwpChiTiet

 

Đa dạng di truyền nguồn gen lúa hoang ở đồng bằng sông Cửu Long

Đề tài do các tác giả Trịnh Thị Luỹ, Trần Quang Tấn và PGS.TS Nguyễn Thị Lang (viện lúa ĐBSCL), GS.TS Bùi Chí Bửu (viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) thực hiện nghiên cứu về đa dạng di truyền nguồn gen lúa hoang ở ĐBSCL.

Nghiên cứu tiến hành sử dụng 34 microsattelite marker đã được đề xuất để kiểm tra cấu trúc di truyền và sự đa dạng hóa của các quần thể lúa hoang trong tự nhiên ở ĐBSCL (với 2 loài Oryza officinalis và Oryza rufipogon gồm 25 quần thể thu thập tại các tỉnh ĐBSCL và 75 quần thể tại viện lúa ĐBSCL).
Kết quả, ở tần suất tương đồng 0,77, quần thể lúa hoang chia ra làm 3 nhóm chính và các nhóm phụ. Dựa vào kiểu băng của 20 marker phân tử cho thấy, với 70 alen đa hình được tạo ra trung bình 3,5 alen/1 primer. Riêng đối với marker RM270 và RM 13 cho đa hình rất tốt trên quần thể Oryza rufipogon và Oryza officinalis với nhiều alen (4-5 alen). Tóm lại, nghiên cứu và phân nhóm dựa vào kiểu gen có thể giúp đoán được sự tương quan di truyền của các giống trên 2 dòng lúa hoang, từ đó giúp cho các nhà chọn giống định hướng sơ khởi về những vật liệu lai tạo, dự kiến các quy trình chọn sao cho đạt hiệu quả cao nhất và rút ngắn thời gian.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, số 2/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả