SpStinet - vwpChiTiet

 

Khả năng hấp thụ cacbon của rừng thông mã vĩ (pinus massoniana lambert) trồng thuần loài trên các cấp đất khác nhau tại vùng Đông bắc Việt Nam

Đề tài do tác giả Đặng Thịnh Triều (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) thực hiện nhằm xác định khác năng hấp thụ cacbon của rừng trồng thông mã vĩ thuần loài theo các cấp đất khác nhau tại vùng Đông bắc Việt Nam.

Kết quả cho thấy, cấu trúc lượng cacbon trong cây cá thể thông bã vĩ chủ yếu tập trung ở phần thân cây với trung bình 62,85%, tiếp đến là cành cây chiếm trung bình 18,35%, rễ cây chiếm trung bình 9,76% và lượng cacbon trong lá trung bình 9,04%. Lượng cacbon trong cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng thông mã vĩ tập trung nhiều ở phần thân và cành cây bụi với 32,44%, bộ phận rễ cây bụi chiếm 31,87%, lượng cacbon trong cỏ chiếm 21,96% và lá cây bụi chiếm 13,72%. Lượng cacbon tích lũy trong cành thực vật rơi rụng chiếm 45,30%, cacbon trong các thành phần khác của vật rơi 54,69%. Lượng cacbon trung bình cho cả 3 cấp đất là 11,19 tấn/ha, ở độ sâu 10-20 cm là 8,14 tấn/ha và độ sâu 20-30 cm là 4,69 tấn/ha. Tổng lượng cacbon tích lũy trên một ha rừng trồng thông mã vĩ dao động trong khoảng từ 33,3 – 179,4 tấn/ha tùy theo cấp tuổi và cấp đất. Trong đó tầng cây gỗ chiếm trung bình 58,88%, tiếp đó cacbon trong đất chiếm trung bình 33,50%, cacbon tích lũy trong vật rơi rụng trung bình 5,18% và cacbon trong cây bụi thảm tươi trung bình 2,44%.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 11/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả