SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm của một số loài Alpinia và Zingiber (Zingiberaceae) của Việt Nam

Đề tài do các tác giả Lê Huyền Trâm, Phan Minh Giang, Phan Tống Sơn (Phòng Thí Nghiệm Hoá học các hợp chất thiên nhiên, Khoa Hoá học, Trường ĐH KH Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) thực hiện nhằm đánh giá tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm của một số loài Alpinia và Zingiber trong mối tương quan với các thành phần hoá học chính được phân lập từ các loài này.

Các loài cây thuộc họ Gừng (Zinggiberaceae) bao gồm các chi như Alpinia (riềng), Amomum, Curcuma, Hedychium, Zingiber… được sử dụng phổ biến để làm thuốc và gia vị, trong y học dân gian Việt Nam dùng chữa đau bụng, viêm tấy… Do đó, việc nghiên cứu để phát hiện và phát triển các hợp chất kháng khuẩn và kháng nấm từ các loài Zingiberaceae là rất có ý nghĩa thực tiễn.
Nghiên cứu tiến hành với nguyên liệu là thân rễ riềng Gagnepain (Alpinia gagnepainii K. Schum.), riềng Malacca (Alpinia malaccen-sis), gừng đỏ (Zingiber rubens), riềng rừng (Alpinia conchigera) và mè tré (Alpinia globosa); phương pháp chiết, phân tách và phân lập các hợp chất, thử hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm…
Kết quả cho thấy, hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của các phần chiết từ thân rễ các loài riềng Gagnepain, riềng Malacca, riềng rừng, mè tré và gừng đỏ thuộc họ Zingiberaceae đã được đánh giá trong mối tương quan với hoạt tính của các thành phần chính được phân lập từ các phần chiết này. Các thành phần chính đều tỏ ra có ảnh hưởng quyết định đến hoạt tính chung của các phần chiết. Tác dụng kháng Staphylococcus aureus của tất cả các loài Alpinia và Zingiber được khảo sát cho thấy triển vọng mở rộng nghiên cứu hoạt tính của chúng với các chủng S. aureus kháng methicillin (MRSA).
LV (nguồn: Tạp Chí Dược học số 379, 11/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả