SpStinet - vwpChiTiet

 

Bản đồ ô nhiễm Asen trong nước ngầm các tỉnh đồng bằng Mekong, Việt Nam

Nghiên cứu do nhóm tác giả Bùi Xuân Thành, Nguyễn Thị Như Khanh, Nguyễn Thị Kim Yến, Nguyễn Phước Dân (Khoa Môi trường, Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM) thực hiện quan trắc nồng độ Asen trong nước ngầm tại tỉnh Tiền Giang và Long An.
 

Nước bị nhiễm Asen.

Đối với tỉnh Tiền Giang, nồng độ Asen thấp hơn 10 ppb tại vùng gần biển Gò Công. Nồng độ này cao hơn (10-20 ppb) ở hướng ngược lại, đặc biệt ở huyện Cái Bè, huyện tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp (giáp với Campuchia). Trong tỉnh Long An, khu vực rủi ro nhất được xác định ở ranh giới với thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Xã Long Trì có nồng độ Asen cao nhất trong khoảng 38-46.9 μg/L. Nồng độ thấp nhất là 1.0-6.4 được tìm thấy ở các xã Hòa Phú, Thuận Mỹ, Hương Phú Thọ và Khánh Hậu. Nồng độ này đánh giá rằng nước ngầm không an toàn cho người dân tỉnh Long An sử dụng.
Nguyên nhân gây ô nhiễm Asen là do tự nhiên. Trong các giếng sâu (lớn hơn 200m), nồng độ Asen lớn chứng tỏ ô nhiễm Asen cao. Vấn đề ô nhiễm Asen ở Long An nghiêm trọng hơn Tiền Giang. Thành phố Tân An, huyện Châu Thành của tỉnh Long An và huyện Cái Bè của tỉnh Tiền Giang có rủi ro ô nhiễm Asen. Nước ngầm bị biển xâm nhập mặn nghiêm trọng trong tỉnh Tiền Giang.
LV (nguồn: Kỷ yếu Hội nghị KH trẻ ĐHQG-HCM, 10/2012)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả