SpStinet - vwpChiTiet

 

Sử dụng mô hình Logit phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới việc chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên) sử dụng mô hình Logit để phân tích tác động của một số yếu tố như: tuổi lao động, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập trung bình, chính sách... đến quyết định chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp.

Mục tiêu đặt ra là sử dụng mô hình Logit xác định các yếu tố (các biến) ảnh hưởng tới quyết định chuyển nghề của lao động nông nghiệp, cũng như mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, từ đó đưa ra một số kiến nghị tác động vào những yếu tố khách quan để phần nào điều chỉnh chất lượng lao động cũng như quy mô lao động qua các năm cho cân bằng.

Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống dân cư qua 2 năm 2008 và 2010 (VHLSS2008 và VHLSS2010). Mô hình Logit được chạy trên phần mềm STATA 8. Kết quả phân tích cho thấy, việc chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp rất phổ biến. Lao động nữ có khả năng chuyển nghề thấp hơn lao động nam. Số năm đi học càng nhiều càng làm tăng khả năng chuyển nghề của lao động. Thu nhập bình quân của gia đình càng cao càng làm giảm khả năng chuyển nghề của lao động. Những người ở xã 135 (xã đặc biệt khó khăn đang thụ hưởng Chương trình 135) có khả năng chuyển nghề cao hơn các vùng khác.

Tác giả kiến nghị, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp liên quan như chính sách về đất nông nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn... sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp một cách hợp lý, tạo đà cho phát triển kinh tế bền vững.

TN (nguồn: TC KH&CN - Chuyên san KHTN-Kỹ thuật, số 6/2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả