SpStinet - vwpChiTiet

 

Độc tính cấp của đài hoa bụp giấm tại DakLak

Nhóm tác giả Phạm Thị Nhật Trinh (Đại học Tiền Giang), Nguyễn Đại Hải, Lê Tiến Dũng, Quánh Tòng Hưng, Nguyễn Ngọc Tuấn (Viện Khoa học vật liệu ứng dụng), Tống Thanh Danh (Đại học Bách Khoa TP.HCM), Nguyễn Thị Lệ Thủy (Đại học Mở TP.HCM) và Đỗ Thị Hồng Tươi (Đại học Y dược TP.HCM) đã tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học, tính an toàn, tác dụng dược lý và độc tính cấp của đài hoa bụp giấm trồng tại Đắk Lắk.

Bụp giấm (Hibiscus sabdariffa L.) thuộc họ Bông (Malvaceae), là một loài cây có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Cây phân bố khắp nước nhưng chủ yếu tập trung ở Bình Thuận và Đắk Lắk. Bộ phận thường được sử dụng là đài hoa. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, thành phần chính của đài hoa là anthocyanin, acid phenol đơn vòng, acid hữu cơ. Cây thể hiện nhiều hoạt tính sinh học như hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, chống ung thư, chống đái tháo đường,…

Ở trong nước, có khá nhiều công trình nghiên cứu về bụp giấm, nhưng phần lớn tập trung vào khảo sát điều kiện và quy trình chiết xuất nhóm anthocyanin ứng dụng trong thực phẩm (chất màu), nước giải khát, làm chất chỉ thị phát hiện hàn the,…Với nghiên cứu này, nhóm tác giả đã định tính các hợp chất thứ cấp, xác định độc tính cấp cùng quá trình phân lập cũng như xác định cấu trúc của 3 hợp chất từ đài hoa bụp giấm là rutin, acid protocatechuic và acid-caffeic 4-O-glucosid.

Đây là lần đầu tiên các chất này được tìm thấy trong bụp giấm tại Đắk Lắk. Hàm lượng polyphenol và flavonoid khá cao, lần lượt là 156,4 (mg GAEs/g) và 52,1 (mg QEs/g) trên cao cồn 70%; 162,0 (mg GAEs/g) và 22,1 (mg Qes/g) trên cao nước. Cao cồn 70% và cao nước bụp giấm không thể hiện độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt ở liều giới hạn lần lượt là 19,92g cao khô/kg và 40,0g cao khô/kg thể trọng chuột.

Nội dung nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Dược liệu, số 2, năm 2019, hiện đang lưu giữ tại kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI)

Trong tạp chí này còn nhiều nghiên cứu đáng chú ý khác, như:

  1. Ảnh hưởng của các tá dược nhiệt độ và độ ẩm đến bột cao bán chi liên trong dạng bào chế rắn
  2. Tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao định chuẩn quả me rừng trên mô hình gây tổn thương gan bằng carbon tetraclorid
  3. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến khả năng sinh trưởng phát triển năng suất và chất lượng dược liệu ngưu tất tại Thanh Trì Hà Nội
  4. Tác dụng điều hòa đường huyết và bảo vệ gan - thận của sâm Việt Nam chế biến trên chuột bị gây đái tháo đường
  5. Phân lập và đánh giá hoạt tính chống oxy hóa in vitro của một số dẫn xuất acid mono-caffeoylquinic từ lá actiso

Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả