SpStinet - vwpChiTiet

 

Bã sắn ủ chua, nguồn thức ăn bổ sung có giá trị cho bò thịt khi nuôi bằng rơm lúa

Đề tài do các tác giả Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn, Lê Dức Ngoan (Đại học nông lâm Huế), Bùi Văn Lợi (Đại học sư phạm Huế) và Clare M.Leddin và Peter T.Doyle (Primary Industries research Victoria, Australia) thực hiện nghiên cứu cách bảo quản, chế biến bã sắn phù hợp với thực tiễn sản xuất, cách sử dụng bã sắn ủ chua thay thế hỗ hợp bột sắn và cám gạo trong khẩu phần thịt bò.

Bã sắn từ nhà máy tinh bột sắn Phong An, Thừa Thiên Huế được ủ chua trong túi nylon kích thước 20x30 cm với các phụ gia: cám gạo 3%, muối ăn 0,5%, rỉ mật 3%, muối ăn 0,5%. Phân tích các thành phần sau khi ủ, đề tài cho thấy, độ pH, axit HCN giảm nhanh chóng (pH< 3,8; HCN là 80mg/kg DM, sau 21 ngày ủ), hàm lượng protein thấp.
Nhóm tác giả tiếp tục nghiên cứu nuôi bò thịt bằng bã sắn ủ chua với 4 lô thí nghiệm. Mỗi lô 5 bò lai Sind có trọng lượng 152kg/con. Thức ăn tinh ở mỗi lô bảo đảm 1kg/ngày. Lô 1 đối chứng là 0,5kg cám; 0,5 kg bột sắn). Các lô 2,3,4 thay cám và bột sắn bằng bã sắn ủ chua với lượng tương ứng 0,5; 0,7và 0,9kg/ngày (riêng lô 4 lượng tinh bột là 0,1 kg bột đậu tương). Kết quả thí nghiệm cho thấy, bò ở cả 4 lô đều không có sự sai khác lớn về tỷ lệ thức ăn thu nhận cũng như tỷ lệ tiêu hóa. Lô 1 và lô 4 tăng trọng trên 150g/con/ngày. Lô 2 và 3 chỉ đạt 100 và 112g/con/ngày.
Như vậy ủ chua là biện pháp phù hợp để bảo quản bã sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong điều kiện nông hộ. Bã sắn ủ có thể thay thế hỗn hợp cám gạo và bột sắn để làm thức ăn bổ sung mà không làm ảnh hưởng đến tăng trọng của bò khi nuôi bằng khẩu phần cơ sở là rơm lúa. Riêng lượng bã sắn ở mức 1kg DM/ngày/con là cần thiết bổ sung nguồn protein thực vật như bột đậu tương, khô dầu để tăng hiệu quả sử dụng.
BH (Theo NN&PTNT, số 4/08)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả