SpStinet - vwpChiTiet

 

Chủ đề “Hợp tác công nghệ” kỳ 2: sản xuất sâm Bố chính theo hướng hữu cơ

Quy trình sản xuất sâm Bố chính, loại dược liệu chứa 11 nhóm acid amin, 13 nguyên tố đa lượng và vi lượng,...sẽ được giới thiệu đến các đơn vị, cá nhân quan tâm đầu tư, khai thác dược liệu theo hướng hữu cơ vào ngày 24/7 sắp tới.

Theo các nghiên cứu, sâm Bố chính (Abelmoschus sagittifoliuscó chứa nhiều hoạt chất như phytosterol, cuomarin, axit béo, axit hữu cơ, đường khử, hợp chất uronic,...đặc biệt là các saponin triterpen, nhóm hợp chất quyết định những dược lý điển hình của cây thuốc họ nhân sâm, với tác dụng tăng lực, chống nhược sức. Trong Đông y, sâm Bố chính được dùng để điều trị khá nhiều chứng bệnh như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, kém ăn, kém ngủ, đau dạ dày, tiêu chảy, viêm họng, viêm phế quản,... (Dược điển Việt Nam IV, 2010).

Sâm Bố chính hoa đỏ và sâm Bố chính hoa vàng.

Qua khảo sát đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các loại sâm Bố chính, các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã nghiên cứu thành công quy trình trồng sâm Bố chính theo hướng hữu cơ, với việc xác định các giống thích hợp, mật độ trồng và lượng phân bón phù hợp, đảm bảo củ sâm Bố chính có đầy đủ các thành phần hoạt chất. Quy trình dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí đầu tư, tận dụng được nguồn phân hữu cơ từ chăn nuôi gia súc hay các phụ phẩm nông nghiệp, phù hợp với đại đa số nhà nông. Nội dung chi tiết về quy trình sẽ được giới thiệu tại sự kiện “Hợp tác công nghệ” kỳ 2, do Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI) tổ chức tại Sàn Giao dịch công nghệ TP.HCM (79 Trương Định, Quận 1) vào ngày 24/7 tới đây.

Canh tác hữu cơ đang là xu hướng phát triển ở nhiều nước trên thế giới, khi áp lực về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản và môi trường gia tăng. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm thảo dược hữu cơ ngày càng tăng và dần trở thành xu hướng tiêu dùng ở nhiều nơi, đặc biệt là các nước Châu Âu. Đây chính là một trong những cơ hội cho các nước sản xuất dược liệu, và cũng là cơ hội cho các đơn vị sản xuất, cá nhân phát triển nguồn dược liệu sạch theo hướng hữu cơ tại Việt Nam.

Vì vậy, việc triển khai quy trình trồng sâm Bố chính theo hướng hữu cơ là giải pháp hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cho các nhà đầu tư, các đơn vị và doanh nghiệp sản xuất dược liệu.

Củ sâm Bố chính tươi.

Được biết, “Hợp tác công nghệ” là một trong hai mô hình hoạt động của chuỗi sự kiện “Cà phê công nghệ”, do CESTI triển khai năm 2020. “Hợp tác công nghệ” kỳ 1, chủ đề “Công nghệ sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phân ruồi lính đen” đã được giới thiệu rộng rãi đến các doanh nghiệp sản xuất, các nhà đầu tư, các cơ sở ươm tạo và các cơ quan nghiên cứu phục vụ sản xuất nông nghiệp vào ngày 17/6. Kết quả, đã có 11 doanh nghiệp sản xuất và nhà đầu tư tại TP.HCM và các tỉnh ký các ghi nhớ hợp tác, phát triển công nghệ với Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam (đơn vị giới thiệu công nghệ) ngay tại sự kiện.

Theo bà Bùi Thanh Bằng (Giám đốc CESTI), chuỗi sự kiện “Cà phê công nghệ” nhằm thúc đẩy kết nối cung cầu, xúc tiến chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả kinh doanh, góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại TP.HCM và các tỉnh trong khu vực. Hoạt động này được triển khai thực hiện dưới sự chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, khẳng định vai trò "cầu nối" giữa các doanh nghiệp sản xuất và tổ chức/chuyên gia nghiên cứu.

Quý vị quan tâm có thể đăng ký tham dự tại đây.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả