SpStinet - vwpChiTiet

 

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam giúp Campuchia kết nối TEIN3

Với sự hỗ trợ của Việt Nam, Campuchia là quốc gia mới nhất kết nối với Mạng Thông tin Á-Âu giai đoạn 3 (TEIN3), mạng nghiên cứu và đào tạo liên Á, nâng tổng số nước Châu Á được hưởng kết nối mạng tốc độ cao lên con số 17.
  

Điểm kết nối TEIN3 đầu tiên là Viện Công nghệ Campuchia (ITC) tại Phnôm Pênh và có khả năng liên kết 35.000 nhà khoa học của Campuchia với các đồng nghiệp trên thế giới. Bước tiến này sẽ góp phần nâng cao số lượng và chất lượng nghiên cứu của các viện nghiên cứu và trường đại học Campuchia. Việc kết nối với TEIN3 sẽ góp phần thúc đẩy phát triển Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Campuchia, CamREN, thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Campuchia (CamREN) hiện bao gồm 5 trường đại học lớn tại Campuchia: Viện Công nghệ Campuchia (ITC), Đại học Hoàng gia Phnôm Pênh (RUPP), Đại học Hoàng gia Luật và Kinh tế (RULE), Đại học Y (UHS) và Viện Giáo dục Quốc gia (NIE), với vai trò cung cấp kết nối tới tất cả các trường đại học và viện nghiên cứu khác trong nước. Trong giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu sẽ đến ITC để trải nghiệm khả năng truy cập thông tin và dữ liệu quốc tế. Sau đó trong giai đoạn hai, tất cả các trường đại học tham gia dự án sẽ cung cấp cùng các dịch vụ đó tại thư viện của mình. Trong giai đoạn cuối, các trường đại học khác (công lập và dân lập) sẽ được mời tham gia mạng tùy theo lợi ích và mức độ phát triển các hoạt động nghiên cứu của họ.
Việc kết nối mạng của CamREN được tiến hành với sự hợp tác của Mạng Nghiên cứu và Đào tạo của nước láng giềng Việt Nam, VinaREN. VinaREN đã hỗ trợ thiết lập một đường kết nối dùng riêng từ hệ thống mạng của mình tại Hà Nội tới ITC và cung cấp truy cập tới TEIN3.
TS Tạ Bá Hưng, Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (NASATI/VinaREN), cho biết: “Khi dự án TEIN2 bắt đầu được triển khai năm 2004, VinaREN cũng khởi đầu từ con số không tương tự như vậy và đánh giá cao sự hỗ trợ của dự án TEIN2 cũng như các đối tác quốc gia khác. VinaREN đã nhanh chóng thiết lập hệ thống mạng nghiên cứu trên khắp Việt Nam và chúng tôi rất vui mừng trợ giúp Campuchia khởi đầu trên con đường này. Chúng tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ to lớn của Viettel trong việc lắp đặt đường truyền kết nối giữa VinaREN và CamREN”.
Việc kết nối thành công với TEIN3 được điều hành bởi Trung tâm Tài nguyên Khởi tạo Mạng (NSRC) đặt tại Đại học of Oregon. NSRC cung cấp thiết bị và hỗ trợ kỹ thuật cho ITC để tiến hành kết nối. Mạng TEIN3, dưới sự tài trợ của Ủy ban Châu Âu (EC), đã mở rộng tới khu vực Nam Á, phục vụ trên 45 triệu người dùng tại hơn 8.000 viện nghiên cứu và trường đại học trên toàn Châu Á. Thông qua GEANT, mạng nghiên cứu và đào tạo liên Âu, TEIN3 cung cấp kết nối mạng tới 40 triệu người dùng nữa. Mạng Thông tin Á-Âu (TEIN) kết nối cộng đồng nghiên cứu và đào tạo của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Khởi đầu từ một đường trục duy nhất kết nối giữa Pháp và Hàn Quốc năm 2001, TEIN3, giai đoạn 3 của dự án hiện nay đã kết nối 17 quốc gia trong khu vực với nhau và với cộng đồng nghiên cứu toàn cầu và do DANTE quản lý. Các ứng dụng sử dụng mạng này bao gồm nghiên cứu về khí hậu và khí tượng học, an ninh lương thực và các nghiên cứu y học. Trung tâm Hợp tác TEIN* đã được thành lập, với sự hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc và các nước đối tác tham gia TEIN và đã nhận được sự ủng hộ của ASEM8 vào tháng 10/2010, để tiếp quản giai đoạn 4 của dự án TEIN bắt đầu từ năm 2012.
TS Steven Huter, Giám đốc NSRC cho biết, “Sau khi thảo luận với ông Samnang Khiev, ITC, rõ ràng yếu tố chính cản trở kết nối này hoạt động là do thiếu thiết bị phần cứng, do đó NSRC đã cung cấp thiết bị để giải quyết vấn đề này. Cơ sở hạ tầng mạng nghiên cứu và đào tạo trong khu vực TEIN3 đã từng bước phát triển mạnh mẽ và tích hợp cao hơn. Chúng tôi xin gửi lời cám ơn đặc biệt tới ông Dale Smith của NSRC và bà Nguyễn Hồng Vân của VinaREN đã hỗ trợ CamREN xây dựng kế hoạch thiết kế hệ thống mạng ban đầu phù hợp và có khả năng mở rộng.”
TS Sackona Phoeurng của CamREN cho biết, “Chúng tôi kết nối với TEIN3 tại một thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển nghiên cứu của đất nước. Kết nối này giúp triển khai các lĩnh vực nghiên cứu như học tập từ xa (e-learning), y học từ xa (telemedicine), khoa học trái đất và khí quyển, các căn bệnh mới xuất hiện, nông nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông. Khoa học và công nghệ trong những lĩnh vực này này cần được phát triển hơn nữa. Chúng tôi rất vui mừng vì cuối cùng đã có thể kết nối với cộng đồng nghiên cứu và đào tạo toàn cầu. Không có sự hỗ trợ của VinaREN và NSRC, thì việc kết nối TEIN3 có thể sẽ kéo dài hơn.”
Ông David West, Giám đốc dự án TEIN3 của DANTE (Delivery of Advanced Network Technology to Europe) bổ sung, “Đây là ví dụ điển hình về việc làm cách nào một nước mới nổi ở Châu Á có thể được kết nối với sự hỗ trợ của cộng đồng nghiên cứu và đào tạo lớn hơn. Trong trường hợp này, chúng tôi đã giúp sức cho những nỗ lực của chính bản thân Campuchia, nhất là với sự trợ giúp thực tế của Vietnam và NSRC. Đường kết nối mới với TEIN3 chắc chắn sẽ giúp nâng cao năng lực KH&CN của Campuchia bằng cách cung cấp khả năng kết nối tốt hơn tới các nhà khoa học tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên khắp thế giới.”
DANTE là một tổ chức phi lợi nhuận với nhiệm vụ chính là lập kế hoạch, xây dựng và quản lý các mạng nghiên cứu và đào tạo. Được thành lập năm 1993, DANTE đóng vai trò nền móng cho sự thành công của mạng nghiên cứu và đào tạo liên Âu. DANTE đã xây dựng và vận hành GEANT (Gigabit European Advanced Network Technology) cung cấp cơ sở hạ tầng truyền thông dữ liệu cần thiết cho việc triển khai thành công của nhiều dự án nghiên cứu tại Châu Âu. DANTE tham gia vào các sáng kiến toàn cầu nhằm kết nối các quốc gia tại các khu vực khác với nhau và với GEANT.
Nguồn:  Cục Thông tin KH&CN Quốc gia

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả