SpStinet - vwpChiTiet

 

Công bố các dự án được IPP2 tài trợ năm 2017

Ngày 21/2/2017, Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan Giai đoạn 2 (IPP2) công bố 07 dự án được lựa chọn để nhận gói tài trợ năm 2017 với tổng giá trị tài trợ lên tới hơn 16 tỷ đồng.


Đây là gói tài trợ cuối cùng dành cho đối tượng là các dự án đã được nhận tài trợ của IPP năm 2016 gồm có 03 dự án phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, 03 dự án thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của các trường đại học và 01 dự án tích hợp (kết hợp giữa dự án phát triển hệ sinh thái và trường đại học).

Với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững, lành mạnh của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam, có hạt nhân là các dự án và đối tác đã được nhận hỗ trợ từ năm 2016, IPP2 đã triển khai đợt kêu gọi nộp đề xuất nhận tài trợ năm 2017. Trong đợt tài trợ cuối cùng này, IPP2 chú trọng khuyến khích việc hợp tác giữa những đơn vị phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp với các trường đại học trong hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Trong tổng số 14 đề xuất dự án nhận được, IPP2 đã lựa chọn 7 dự án xuất sắc và có tiềm năng nhất để nhận gói tài trợ nâng cấp, trong đó có 03 dự án phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (2,4 tỷ đồng/dự án), 03 dự án thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của các trường đại học (2,4 tỷ đồng/dự án liên kết 3 trường và 480 triệu đồng cho dự án độc lập của 1 trường) và 01 dự án tích hợp (3,6 tỷ đồng).

Ngoài khoản tiền tài trợ theo phương thức hoàn chi tối đa 70% chi phí dự án (theo quy định về chi phí hợp lệ của IPP2), các dự án còn nhận được các hỗ trợ mềm thông qua các hình thức như cung cấp chuyên gia cố vấn giàu kinh nghiệm, kết nối với đối tác và chuyên gia thông qua các sự kiện, dịch vụ trực tuyến và hoạt động có liên quan của IPP2. Các dự án không được chọn lần này cũng vẫn có cơ hội được IPP2 hỗ trợ các hoạt động tư vấn và kết nối.

Nhận định về các dự án được chọn năm nay, ông Lauri Laakso – Cố vấn trưởng Chương trình cho biết: “Các chuyên gia quốc tế tham gia Ban đánh giá đều rất hài lòng về chất lượng của các đề xuất dự án đợt này. Các nhóm dự án được chọn đều rất tài năng và đầy kinh nghiệm, đa phần đều tiếp thu rất tốt những gì đã học hỏi được từ giai đoạn trước, các thành viên đều có cam kết mạnh mẽ. Các đề xuất dự án đều được thiết kế tốt, rõ ràng, cân đối, tập trung vào những nhu cầu cốt lõi của hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Một vài dự án còn có những ý tưởng độc đáo, có khả năng mở rộng. Một số dự án đã thể hiện được tham vọng lớn, ảnh hưởng không chỉ giới hạn trong nước mà còn vươn tầm khu vực”.

Thông tin về các dự án nhận được tài trợ sẽ được công bố trên website: ipp.vn và thông báo tới từng dự án.

Danh sách các dự án được nhận gói tài trợ năm 2017 như sau:

Dự án Phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
TT Tên dự án Ứng viên
1 E05 Mạng lưới đổi mới sáng tạo doanh nghiệp và khởi nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Cần Thơ
1. Công ty TNHH Tư vấn năng lượng - công nghệ và quản trị kinh doanh ETM

2. Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA)

3. Đại học Nam Cần Thơ

4. Hiệp hội Doanh nghiệp Cần Thơ

5. Fablab Cần Thơ
2 E06 Dự án Hệ thống Quản lý và Tăng tốc Kinh doanh 2017 1. Công ty CP HATCH Ventures Việt Nam

2. Công ty TNHH Khởi nghiệp trẻ Việt Nam

3. Công ty NIW
3 E07 Nâng cao mạng lưới đầu tư thiên thần để hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam (iAngel network) 1. Công ty CP Capella Việt Nam

2. Công ty CP Đầu tư Innovation Hub

3. Hiệp hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội

   

Dự án Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của trường đại học
TT Tên dự án Ứng viên
4 U01 Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo Xã hội Việt Nam (VES) 1. BK-Holdings, Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST)

2. Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU)

3. Đại học Đà Lạt (DLU)
5 U02 Chương trình nâng cao nhận thức về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại các trường đại học và cao đẳng khu vực miền Trung hướng tới phát triển bền vững 1. Cao đẳng Công nghiệp Huế (HUEIC)

2. Đại học Bách Khoa Đà Nẵng (DUT)

3. Đại học Nha Trang (NTU)
6 U03 Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh cho cấp lãnh đạo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp - Đại học Tài chính và Marketing 1. Đại học Tài chính và Marketing (UFM)


Dự án Tích hợp
TT Tên dự án Ứng viên
7 I03 Nền tảng Ươm mầm Đổi mới Sáng tạo Xã hội (SIIP) 1. Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP)

2. Tập đoàn VNG

3. Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển Nguồn lực (IBE)

4. Đại học Ngoại thương Hà Nội (FTU)
   

Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan là chương trình hỗ trợ phát triển chính thức về đổi mới sáng tạo giữa hai Chính phủ Việt Nam và Phần Lan. Cơ quan chủ quản của Chương trình là Bộ Ngoại giao Phần Lan và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Giai đoạn 2 của Chương trình được thực hiện trong 4 năm, từ tháng 3/2014 đến tháng 10/2018, với tổng ngân sách 11 triệu Euro nhằm mục tiêu thúc đẩy hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan, Giai đoạn 2 được thiết kế gồm 3 cấu phần chính: (i) Phát triển môi trường thể chế và xây dựng năng lực về KH&CN và đổi mới sáng tạo; (ii) thiết lập quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo và (iii) thúc đẩy các dự án đổi mới sáng tạo. Các cấu phần của Chương trình có tính liên thông chặt chẽ để cộng hưởng kết quả đầu ra của Chương trình, hướng tới mục tiêu cụ thể nhằm hỗ trợ xây dựng năng lực cho các đối tác công và tư; phát triển các giải pháp, sản phẩm và dịch vụ đổi mới sáng tạo của Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế; thúc đẩy tính bền vững của Chương trình thông qua tăng cường mối liên kết giữa các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Nguồn: most.gov.vn

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả