SpStinet - vwpChiTiet

 

Cổng Dịch vụ Công Quốc gia cung cấp khoảng 750 dịch vụ trực tuyến

Trong số đó, được sử dụng nhiều nhất là các dịch vụ công chứng chứng thực giấy tờ; đổi giấy phép lái xe; đổi thông tin sổ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội (đối với công dân) và đăng kí/thông báo khuyến mãi; cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá; nộp phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông; kê khai và nộp thuế, bảo hiểm (đối với doanh nghiệp).

Sau 7 tháng triển khai, Cổng Dịch vụ Công Quốc gia (www.dichvucong.gov.vn) đã tích hợp 750 dịch vụ công trực tuyến (359 dịch vụ công dành cho người dân, 414 dịch vụ công dành cho doanh nghiệp).

Dịch vụ thanh toán trực tuyến cũng đã được tích hợp, cung cấp với 6 bộ ngành và 33/63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và đã có hơn 3,5 nghìn lượt giao dịch thành công.

Trong đó, các dịch vụ công được sử dụng nhiều nhất đối với công dân là công chứng chứng thực giấy tờ; đổi giấy phép lái xe; đổi thông tin sổ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,... Trong khi đó, đối với doanh nghiệp là các dịch vụ như đăng kí/thông báo khuyến mãi; cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O); nộp phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông; kê khai và nộp thuế, bảo hiểm...

Hiện có hơn 189.000 tài khoản đăng ký trên cổng dịch vụ này với hơn 49,6 triệu lượt truy cập.

Những thông tin trên được công bố trong hội nghị "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ công của người dân thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia" do Văn phòng Chính phủ và UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DAFT), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức ngày 10/7/2020.

Dịch vụ công không phụ thuộc thời gian và địa giới hành chính

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: "Mục tiêu củaCổng Dịch vụ công Quốc gia là không để ai lại phía sau, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, từ đó sẽ đưa các dịch vụ công từ các bộ, ngành tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, tạo cho người dân một dịch vụ công thân thiện theo hướng không phụ thuộc vào thời gian, không phụ thuộc vào địa giới hành chính”.

Ông cũng cho biết, thời gian tới, hệ thống sẽ tiếp tục đưa các dịch vụ công cấp độ 3, cấp độ 4 lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, góp phần phòng chống tham nhũng vặt, tạo sự công khai, minh bạch xuyên suốt từ Chính phủ đến người dân.

Theo quy định của Nghị định số 43/2011/NĐ-CP, dịch vụ công trực tuyến cho phép đăng ký hồ sơ trực tuyến, tra cứu trực tuyến, nhưng nộp lệ phí và trả kết quả tại cơ quan cung cấp dịch vụ (cấp độ 3) hoặc trực tuyến (cấp độ 4).

Hiện tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp đã đạt 14,11%, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn cách khá xa mục tiêu đặt ra là đạt 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4 trong năm 2020.

Cổng Dịch vụ công Quốc gia được kì vọng sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được khoảng 4.000 tỉ đồng/năm chi phí xã hội nhờ chuyển từ phương thức trực tiếp sang trực tuyến.

Nguồn: 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả