SpStinet - vwpChiTiet

 

Giải pháp phát triển ngành công nghiệp nhựa nhìn từ góc độ doanh nghiệp

Nhằm đẩy mạnh sản xuất nhựa kỹ thuật cao và phân phối nhựa Việt Nam ra thị trường quốc tế, ngày 09/03/2016, tại Khách sạn New World TP.HCM đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác thương mại toàn diện giữa Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông và Công ty Sojitz Pla-net (thuộc tập đoàn Sojitz - Nhật Bản) và hội thảo “Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ” do hai công ty cùng phối hợp tổ chức.
Quang cảnh lễ ký kết. Nguồn: Hoàng Mi

Theo số liệu thống kê, ngành nhựa trong nước có mức độ tăng trưởng cao từ 16-18%, sản phẩm nhựa trên đầu người đạt 41 kg/năm. Tuy nhiên, hiện ngành nhựa Việt Nam vẫn là một ngành kỹ thuật gia công về chất dẻo, vốn giá trị gia tăng thấp.

Trong khi đó, Sojitz Pla-net là một trong những công ty tại Nhật Bản sản xuất, kinh doanh các loại nhựa tái chế chất lượng cao. Nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh và hợp tác, Nhựa Rạng Đông và Sojitz Pla-net đã kí kết hợp tác để thúc đẩy phân phối các mặt hàng chủ lực của Nhựa Rạng Đông như: bao bì phức hợp, giả da, màng nhựa PE/EVA, áo mưa và nguyên liệu nhựa vào các tập đoàn, doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, Sojitz Pla-net sẽ tư vấn và chuyển giao cho Nhựa Rạng Đông các giải pháp về công nghệ, hệ thống quản lý và phát triển sản phẩm mới theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

Lễ ký kết hợp tác chiến lược thương mại toàn diện giữa Nhựa Rạng Đông và Sojitz Pla-net được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy và kết nối các thành viên hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đẩy mạnh nền công nghiệp hỗ trợ Việt Nam ra thị trường thế giới. Ngoài ra, trong buổi lễ ký kết cũng đã diễn ra hội thảo “Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ” nhằm mang đến những góc nhìn mới, những thông tin đa chiều và hữu ích cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Hoàng Mi


Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả