SpStinet - vwpChiTiet

 

Đa dạng sản phẩm sáng tạo dành cho trẻ khuyết tật đến từ các bạn trẻ

Tại sự kiện TOM Vietnam 2016, có 7 sản phẩm giúp hỗ trợ cho trẻ khuyết tật đã được giới thiệu và nhận được đánh giá cao. Điều ít ai ngờ rằng các sản phẩm này đã được lên kế hoạch và chế tạo chỉ trong vòng 3 ngày với chi phí rất khiêm tốn là 4 triệu đồng.
 
Các bạn trẻ với sản phẩm hỗ trợ và trẻ khuyết tật. Ảnh: H.M.

TOM Vietnam 2016 là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, với sự hợp tác tổ chức của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Đại sứ quán Israel, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD), FABLAB Saigon, Đại học Việt-Đức,… nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt Nam tìm ra các giải pháp giải quyết những khó khăn của trẻ khuyết tật. Theo ý tưởng của cuộc thi, trong vòng 3 ngày, các đội phải lên ý tưởng và làm ra các thiết bị đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của các trẻ khuyết tật.
 
Sản phẩm HODA dành cho trẻ khiếm thị. Ảnh: H.M.

Các sản phẩm đã được giới thiệu tại sự kiện:
  1. Buddy Express: ứng dụng trên hệ điều hành Android nhằm hỗ trợ trẻ tự kỉ thể hiện những mong muốn và suy nghĩ của bé.
  2. Iron Boy: một “đôi chân” bằng thép để hỗ trợ cho bé trong việc đi lạ.
  3. Exobone: thiết bị đeo có thể hỗ trợ cho hoạt động của khớp gối, giúp co duỗi khớp gối thoải mái.
  4. Thiết bị hỗ trợ quá trình trị liệu khớp: giúp kéo dãn phần cơ ở cổ tay và cổ chân. Ngoài ra, thiết bị còn có thể giúp bác sĩ và người nhà theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhi.
  5. Touch – up: Bàn tay “máy” để hỗ trợ cử động bàn tay giúp phần cơ cử động theo những gì được lập trình sẵn. 
  6. Hoda: Chiếc mũ dành cho bé bị khiếm thị. Khi gặp các chướng ngại vật ở gần, mũ sẽ rung đồng thời chuông được gắn trên mũ sẽ reo giúp bé nhận biết được vật thể trước mặt, tránh va chạm.
  7. Uyên’s chair: Chiếc ghế có thể điều chỉnh kích thước (cao, rộng) phù hợp với sự phát triển của bé, giúp giữ đốt sống cổ và xương chậu cố định vào ghế.
 
Sản phẩm Uyen's chair đã nhận được sự đánh giá cao từ gia đình của bé. Ảnh: H.M.

Điều bất ngờ là dù quỹ thời gian và tiền bạc ít ỏi, tất cả các sản phẩm đều được đánh giá cao. Chị Hoàng Anh, Giám đốc FabLab Saigoncho biết: “Lúc đầu, tôi rất lo lắng khi thấy các sản phẩm chưa được hoàn thiện, nhưng cuối cùng đến hôm nay tất cả các sản phẩm đều nhận được những phản hồi tích cực từ các em khuyết tật. Đó là động lực giúp các bạn cố gắng hơn nữa trong quá trình sáng tạo của mình.”
Hoàng Mi

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả