SpStinet - vwpChiTiet

 

Hợp chất mới được phân lập từ lá cây Bạch hạc

Nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Thị Thanh Phương, Trần Minh Ngọc (Viện Dược liệu) và Triệu Duy Điệt (Học viện Quân y) đã tiến hành nghiên cứu, công bố phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất mới lần đầu tiên được phân lập từ lá cây Bạch hạc thu hái tại Hà Nội, Việt Nam.

Bạch hạc còn có tên gọi khác là cây lác, thuốc lá nhỏ lá, cây kiến cò, nam uy linh tiên và tên khoa học là Rhinacanthus nasutus (L.) Lindau thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Ở nước ta, Bạch hạc được sử dụng nhiều để làm thuốc trong y học cổ truyền với tính vị ngọt dịu, mùi hắc nhẹ, tính bình, có tác dụng chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Ngoài ra, ở nhiều nơi, nhân dân ta còn dùng rễ cây Bạch hạc để chữa bệnh hắc lào và một số bệnh ngoài da như bệnh chốc lở (impetigo), bệnh mụn rộp loang vòng (herpes circine), eczeman mạn tính. Bên cạnh đó, các hợp chất như flavonoid, phenol, alkaloid, naphthaquinon, phenyl propanoid và triterpen đã được các nhà khoa học trên thế giới xác định đã có mặt trong cây Bạch hạc.

Với nghiên cứu này, nhóm tác giả đã thành công xác định được cấu trúc hóa học của hợp chất isobutyl glycosid mới và lignan từ lá cây Bạch hạc. Theo kết quả nghiên cứu, bằng phương pháp sắc ký kết hợp với các phương pháp phổ, đã phân lập và xác định cấu trúc của 3 hợp chất, trong đó có một chất mới là (2S) isobutyl O-b-D-apiofuranosyl (1→2)- b-D-glucopyranosid và hai lignan là: (-)-dihydrodiconiferyl alcohol và (7b, 8a, 7’,8’ trans, 7”,8” erythro) guaiacylglycerol b-O-4-dehydrodisinapyl ether.

Nội dung nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Dược học, số 524, năm 2019, hiện đang lưu giữ tại kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI)

Trong tạp chí này còn nhiều nghiên cứu đáng chú ý khác, như:

  1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần công thức đến xu hướng dính chày trong quá trình dập viên nén
  2. Khảo sát độc tính đường uống và tác động tăng lực trên chuột nhắt của cao chiết từ rễ tóc sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)
  3. Phân lập ba flavonoid trong rễ khổ sâm bắc (Sophora flavescens Ait.)
  4. Phân lập một số đồng phân của cynarin từ lá actiso (Cynara scolymus L.)
  5. Phân lập và sàng lọc xạ khuẩn từ đất có tiềm năng sản xuất kháng sinh

Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả