SpStinet - vwpChiTiet

 

Sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh khẳng định, hiện nay SHTT đang đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, các giá trị của doanh nghiệp tạo ra từ các tài sản trí tuệ như sáng chế, bí mật kinh doanh, bản quyền ngày càng cao hơn và SHTT đang là công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng cũng như của mỗi nền kinh tế nói chung.
 


Thứ trưởng Trần Việt Thanh phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Lê Loan)

Tuy nhiên, việc sử dụng và khai thác cũng như định giá tài sản này ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Nhiều doanh nghiệp nói chung, trong đó có các doanh nghiệp trong ngành dệt may chưa thực sự nhận thức rõ vai trò SHTT là một công cụ quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường”, Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho biết.

Theo đó, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), bên cạnh việc được hưởng những lợi ích, những ưu đãi, thì các doanh nghiệp ngành dệt may của Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức như vấn đề giá cả cạnh tranh, nguyên liệu...

Do vậy muốn nâng cao được năng lực sản xuất, giữ vững, mở rộng thị trường thì một trong những công cụ quan trọng cần được đầu tư, sử dụng để phát triển bền vững SHTT. Việc quản lý và sử dụng tốt chiến lược SHTT sẽ giúp giảm đến mức tối thiếu rủi ro, xây dựng mối quan hệ kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành dệt may.

Tại Hội thảo, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đưa ra nhiều tình huống tranh chấp quyền SHTT, thực thi quyền SHTT cũng như cách để đăng ký, bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu... để doanh nghiệp có thể bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Những thắc mắc này đã được các nhà quản lý hướng dẫn chi tiết, đồng thời cũng chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm để đại diện các doanh nghiệp có thể vận dụng trong quá trình thực thi quyền SHTT khi Việt Nam bước vào hội nhập.
 

Toàn cảnh Hội thảo (Ảnh Lê Loan)

Trong những năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ nói chung cũng như Cục Sở hữu trí tuệ và các đơn vị trực thuộc Bộ đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo hộ SHTT thông qua việc xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách đầy đủ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế; thông qua các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ ... giúp nâng cao giá trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
Nguồn: truyenthongkhoahoc.vn

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả