SpStinet - vwpChiTiet

 

Ảnh hưởng của một số phương thức gieo trồng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương VX93 trong vụ đông tại Thái Nguyên

Thí nghiệm do tác giả Dương Trung Dũng (Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên) thực hiện nhằm xác định biện pháp làm đất thích hợp cho giống đậu tương VX93 trong vụ đông ở tỉnh Thái Nguyên.

Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là cây công nghiệp ngắn ngày có nhiều tác dụng với giá trị kinh tế cao và là cây cải tạo đất rất tốt. Vùng Trung du miền núi phía Bắc vốn có diện tích gieo trồng đậu tương lớn nhất - chiếm hơn 37% tổng diện tích đậu tương cả nước - nhưng cũng là nơi có năng suất đậu tương thấp nhất, chỉ đạt 10,3 tạ/ha. Hai nguyên nhân chính cản trở năng suất đậu tương là giống và kỹ thuật canh tác.

Hiện nay, VX93 là giống đậu tương triển vọng có năng suất trên diện rộng đạt trung bình 13-14ha, chịu rét tốt, thích hợp cho vụ Đông trên đất bãi và hai vụ lúa. Nghiên cứu được tiến hành để xác định phương thức gieo trồng cho giống VX93 thích hợp với điều kiện canh tác của tỉnh Thái Nguyên, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất đậu tương vụ Đông trên khu vực này.

Các công thức thí nghiệm bao gồm: Công thức (1): Làm đất truyền thống (Đối chứng); Công thức (2): Gieo vãi - cày thưa úp đất tạo luống; Công thức (3): Gieo vãi - không cày đất; Công thức (4): Gieo rúi gốc rạ - không làm đất.

Số liệu thí nghiệm thu được trong 3 năm (2006 - 2008) cho thấy phương thức gieo trồng ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh trưởng-phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu tương VX93. Trong đó, phương thức gieo vãi - cày thưa úp đất tạo luống (phương thức 2) cho khả năng sinh trưởng tốt nhất; năng suất lý thuyết cao nhất (35,7 tạ/ha), năng suất thực thu cao nhất (21,4 tạ/ha) và kết quả ổn định nhất qua các năm.

TN (nguồn: Tạp chí KH&CN - Chuyên san Nông-Sinh-Y, số 01/2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả