SpStinet - vwpChiTiet

 

Vật liệu tiềm năng thay thế nhựa, bảo vệ môi trường

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Polymers, nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Ohio đã thành công với sản phẩm cao su có nguồn gốc từ quá trình lên men vi sinh vật.

Để không thải nhựa ra bãi rác nhưng lại phải đáp ứng các yêu cầu về bao bì cho ngành công nghiệp thực phẩm là khá khó khăn. Hầu như 90% các loại nhựa đều xuất phát từ dầu mỏ và không thể phân hủy sinh học. 

Thay thế cho các sản phẩm từ dầu mỏ bằng vật liệu phân hủy sinh học đòi hỏi phải đáp ứng rất nhiều loại tiêu chuẩn. Do vậy, cho đến nay, các nỗ lực thay thế bằng các nguồn tái tạo có những thành quả khá hạn chế, cả về mặt kinh tế và sản xuất. Một trong những trở ngại là các sản phẩm quá giòn để làm bao bì thực phẩm.

Một nghiên cứu mới của Đại học bang Ohio đã cho thấy việc kết hợp cao su tự nhiên với nhựa sinh học theo phương pháp mới đã tạo ra khả năng thay thế hiệu quả cho nhựa tổng hợp, vốn thu hút sự quan tâm của các công ty đang tìm cách giảm thiểu "dấu chân môi trường" (foot print). 

"Các nghiên cứu trước đây thất bại do cao su bị mềm", Xiaoying Zhao, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Cục Khoa học và Công nghệ Thực phẩm bang Ohio cho biết:

Nghiên cứu này nấu chảy cao su từ một loại nhựa nhiệt dẻo (PHBV) cùng với peroxide hữu cơ và một chất phụ gia khác là trimethylolpropane triacrylate (TMPTA). Sản phẩm cuối cùng cứng hơn 75% và linh hoạt hơn 100% so với PHBV. Nghĩa là dễ dàng định hình nó thành bao bì thực phẩm.

Các nhóm nghiên cứu khác cũng đã có nhiều kết hợp cao su và PHBV, nhưng các sản phẩm này không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu làm bao bì thực phẩm: từ chế biến, vận chuyển, đến xử lý trong các cửa hàng,...mà đặc biệt là trong các container cấp đông, tác giả cao cấp của nghiên cứu, Yael Vodovotz, giáo sư khoa học và công nghệ thực phẩm tại bang Ohio cho biết.

Tăng tính linh hoạt, không bị mất độ bền là điểm đặc biệt quan trọng khi sử dụng màng nhựa để đóng gói sản phẩm, từ tươi sống đến đông lạnh. Trong khi những nỗ lực khác để chế tạo loại nhựa sinh học có tăng cường cao su đã làm giảm 80% độ bền của PHBV, thì phương pháp này chỉ làm giảm 30% độ bền, Zhao nói.

Các nhà nghiên cứu đang tập trung vào tiềm năng  sử dụng của nhiều loại vật liệu phân hủy sinh học khác nhau để ứng dụng làm chất độn nhiều hơn nữa cho các hỗn hợp. Họ đã xem xét việc sử dụng bã cà phê, vỏ cà chua hay vỏ trứng,...Thậm chí, họ còn nghiên cứu khả năng tác động đến hai vấn đề môi trường cùng một lúc, qua việc thử nghiệm dùng các loại cỏ xâm lấn vốn tác động đến môi trường đường thủy để phối hợp với hỗn hợp cao su. Vodovotz nói: "Chúng tôi có thể làm khô, nghiền và sử dụng những loại cỏ này như một chất độn".

Ngoài thực phẩm đóng gói, nhựa sinh học rất có tiềm năng để sản xuất các loại dụng cụ, ví dụ như thớt; vật liệu xây dựng hoặc các bộ phận cho ô tô, máy bay,....

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả