SpStinet - vwpChiTiet

 

Người sinh học

Sau một tai nạn giao thông, Jamie Sommers được một dự án bí mật của Chính phủ Mỹ chọn làm vật thí nghiệm, trở thành con người sinh học đầu tiên với chân tay robot, các giác quan siêu nhạy, chip não bộ, đặc biệt là các tế bào máu có khả năng tự phục hồi nhanh. Các thiết bị bổ sung đã gia tăng đáng kể sức mạnh của Sommers, khiến cô dễ dàng rẽ đám đông chỉ với một cánh tay, đặc biệt không chỉ có khả năng nhảy từ tòa nhà này sang tòa nhà khác mà còn có thể đuổi kịp xe hơi. Những bộ phận giả không chỉ đảm nhiệm hoàn hảo các chức năng và tri giác của cơ thể, mà còn thực sự ưu việt hơn tay chân bình thường.

Những tình tiết trong phim khoa học viễn tưởng -  này đang bắt đầu cuộc phiêu lưu ngoạn mục vào thực tế nhằm gia tăng sức mạnh và sự linh hoạt cho cơ thể con người. Dưới đây là những khả năng sẽ thành hiện thực trong tương lai gần: 

Chân tay sinh học
Hiện tại, các nhà khoa học ở ĐH Johns Hopkins đang tiếp cận nguyên mẫu cánh tay sinh học có khả năng cảm nhận được nhiệt độ và xúc giác, đặc biệt linh hoạt hơn thế hệ cánh tay sinh học trước đây. Họ cũng có kế hoạch chế tạo nguyên mẫu thứ 2 để cung cấp các phần tử hồi ngược siêu nhạy, tương tự như cảm giác mà chúng ta sờ mó đồ vật và cảm nhận nhiệt độ. Nhiều công trình nghiên cứu cũng đang nhắm đến khả năng gắn các điện cực thay thế là những phần tử nhạy siêu nhỏ được cấy hoặc tiêm vào cơ thể, cho người sử dụng khả năng khai thác tối đa xung điện não để vận hành cánh tay hoàn hảo hơn, thậm chí có thể linh hoạt hơn tay chân thật...

Sức khỏe Nano
J. Sommers có thể cầm dao cắt các ngón tay mình như xắt... rau, sau đó nhìn chúng tự phục hồi trong vòng vài phút; đặc biệt các “anthrocytes” trong máu cô có khả năng làm lành xương cơ bị gãy, rách một cách nhanh chóng, như một bác sĩ thực thụ...
Khả năng này từ lâu cũng được các nhà khoa học tập trung nhằm tạo ra những cỗ máy phân tử có thể tự phục hồi vận động - theo John Reif, giáo sư khoa học máy tính ĐH Duke. Ông cũng là nhà khoa học có nhiều dự án về những cỗ máy siêu nhỏ có cấu trúc từ ADN hay các nubot, tức những robot acid nucleic.
Mặc dù khả năng hiện thực hóa còn xa, nhưng các robot có khả năng lập trình ở mức độ phân tử này có thể phản ứng lại với môi trường bên trong cơ thể hay bên trong tế bào để tìm ra nguyên nhân bệnh tật và sửa chữa những khiếm khuyết, trục trặc trong cơ thể. Và, theo Nadrian Seeman, giáo sư hóa sinh ĐH New York, các thuộc tính của những cỗ máy ADN này không chỉ đảm nhiệm những trọng trách ở tầm phân tử, mà còn giúp tạo ra các thiết bị cấy ghép khác ở tầm nano. Bạn có thể lập trình mọi thứ ở quy mô nhỏ nhất bằng việc sử dụng công thức tạo thành của ADN. Như một kết quả , các nhà khoa học hiện đã có thể thiết kế và lập trình các cấu trúc đơn giản ở tầm phân tử, di chuyển được trong không gian 3 chiều, có thể di chuyển theo một hướng hay phản ứng lại với các môi trường hóa sinh...

Tai sinh học
Mặc dù đang ở quầy phục vụ, nhưng Sommers vẫn có thể nghe lén được những âm thanh nhỏ nhất của tiếng đá va chạm vào ly, tiếng bật zippo và thậm chí những lời thì thầm ở những góc khuất trong phòng...
“Tai người có hơn 3.000 điểm kích hoạt âm thanh... - GS Roger Miller, giám đốc lập trình & phát triển thần kinh giả ở Viện Nghiên cứu quốc gia về khiếm thính và các chứng rối loạn liên lạc khác - cho biết: hiện tại, cơ quan này đang tập trung vào thiết bị cấy ốc tai siêu việt, có thể kích hoạt khoảng 24 trong các vị trí chức năng nhận và khuếch đại âm thanh của tai...”.
Khả năng công nghệ tương lai sẽ cho phép con người nghe được những âm thanh ở xa nằm ngoài khả năng thính giác bình thường; và những người được cấy ốc tai sinh học cũng có thể tự nâng cấp phần mềm trợ thính hay tăng độ khuếch đại hoặc giảm âm dưới dạng thuật toán để loại bỏ những tín hiệu nhiễu...

Mắt sinh học
Khi bị biến thành quỷ dữ, người phụ nữ sinh học đầu tiên J. Sommers đã nhắm bắn bạn trai mình từ khoảng cách rất xa nhờ tiêu cự sinh học có thể tự điều chỉnh... Theo GS. Daniel Palanker, chuyên gia nhãn khoa ĐH Stanford, về nguyên lý thì thế hệ các thiết bị trợ thị công nghệ cao sẽ cho con người tầm nhìn xa như... kính viễn vọng. Hiện tại, ông và các đồng nghiệp đang tập trung vào loại mắt sinh học bắt chước tiêu cự bình thường, có thể cho bệnh nhân khiếm thị nhìn thấy được ánh sáng và nhận diện vật thể di chuyển. Đó là loại thiết bị cấy hệ thống gồm 16 điện cực gắn trên bề mặt võng mạc. Và, loại thiết bị trợ thị có độ phân giải cao gồm 60 hàng điện cực, có thể cho phép người mù nhìn thấy những hình ảnh có độ phân giải ngàn pixel cùng một lúc. Nỗ lực này không chỉ nhằm gửi hình ảnh đến các điện cực theo tần số sóng vô tuyến, mà còn tạo ra những kiểu mẫu mắt lồi. “Tất nhiên, các thiết bị thay thế này không thể so sánh với mắt thật...” - ông khẳng định.
LV (theo NLĐ