SpStinet - vwpChiTiet

 

Xu hướng công nghệ thanh toán không tiếp xúc

Thanh toán không tiếp xúc (contactless payments) rất phát triển trên thế giới, là cách thức thanh toán bằng thẻ công nghệ cao (còn gọi là thẻ thông minh). Khi thanh toán, chỉ cần đặt gần, lướt hoặc vẫy nhẹ thẻ thông minh lên máy đọc (POS) mà không cần quẹt thẻ, nhập PIN như cách truyền thống.

Hệ thống FeliCa (của Sony) được biết là hệ thống thanh toán không tiếp xúc (TTKTX) đầu tiên xuất hiện ở Nhật, vào năm 2004. Hệ thống TTKTX bao gồm thẻ thông minh, thiết bị điện tử xác thực (key fobs), điện thoại thông minh hay các thiết bị di động khác sử dụng các công nghệ kết nối nhận dạng và truyền dữ liệu. Hệ thống TTKTX được sử dụng rộng rãi tại Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á, đang là xu hướng không dùng tiền mặt được đón nhận nhờ tiện lợi, an toàn, tiết kiệm thời gian.

Theo tài liệu “Patent landscape report on contactless payments” được patseer.com công bố, từ năm 2004 đến tháng 1/2018 có 2.695 sáng chế (SC) liên quan đến TTKTX, lượng sáng chế được bảo hộ tăng cao sau mỗi năm, nhất là từ sau năm 2011 (BĐ1).

BĐ1: Phát triển số lượng sáng chế liên quan đến TTKTX

Đơn vị dẫn đầu số lượng sáng chế liên quan đến TTKTX là MasterCard, kế đến là Visa và Alphabet. Ebay có một sáng chế liên quan đến TTKTX, được đăng ký từ rất sớm (năm 2000) và vẫn tiếp tục theo đuổi lĩnh vực này, dù sở hữu số lượng sáng chế không nhiều; First Data Corp và Target có các sáng chế từ sớm nhưng không đăng ký sáng chế mới, kể từ 2015 đến nay (BĐ2).

BĐ2: Các đơn vị  dẫn đầu số lượng sáng chế về TTKTX

Phương thức TTKTX hoạt động dựa vào công nghệ giao tiếp trường gần, kết nối không dây trong khoảng cách ngắn bằng nhiều cách để thực hiện kết nối giữa các thiết bị, khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay đặt gần nhau. NFC, RFID, BLE, HCE, MST là các công nghệ xuất hiện nhiều trong các sáng chế liên quan đến TTKTX. Những đơn vị có nhiều sáng chế trong lĩnh vực này hầu hết có xu hướng nghiên cứu liên quan đến NFC và RFID (BĐ3).

BĐ3: Số lượng sáng chế về TTKTX theo công nghệ giao tiếp của các đơn vị

Ghi chú:

  • Con số trong ngoặc là số lượng sáng chế
  • RFID (Radio Frequency Identification): công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Với công nghệ này một trường quét điện từ sẽ được tạo ra (thường trong vòng 10 cm), chỉ cần đặt thẻ cạnh thiết bị đọc trong trường quét này.
  • NFC (Near Field Communication): công nghệ giao tiếp không dây tầm ngắn cho phép trao đổi thông tin trực tiếp giữa hai thiết bị trong khoảng cách ≤ 4 cm, được phát triển dựa trên nguyên lý tần số vô tuyến nhận dạng RFID.
  • BLE (Bluetooth): công nghệ truyền thông không dây trong phạm vi gần, cho phép các thiết bị điện tử có thể giao tiếp với nhau trong khoảng cách ngắn bằng sóng vô tuyến. BLE được tích hợp trong hầu hết các điện thoại thông minh.
  • HCE (Host Card Emulation): công nghệ giả lập thẻ tín dụng trên thiết bị di động bằng cách sử dụng phần mềm, cho phép điện thoại lưu giữ thông tin thẻ tín dụng mà không yêu cầu thiết bị của người dùng phải có một con chip đặc biệt nào khác.
  • MST (Magnetic Secure Transmission): công nghệ truyền dữ liệu an toàn qua từ tính.

Nhờ nhanh và tiện lợi, nên TTKTX đang có xu hướng phát triển ứng dụng trong các giao dịch thông thường hàng ngày với giá trị giao dịch nhỏ như bán lẻ, thanh toán phí giao thông, đậu xe, khám chữa bệnh…Lĩnh vực ứng dụng TTKTX có nhiều sáng chế nhất là bán lẻ, kế đến là ứng dụng trong y tế và nhà hàng (BĐ4). Công nghệ NFC và RFID được nghiên cứu ứng dụng nhiều lĩnh vực bán lẻ và y tế (BĐ5).

BĐ4: Phát triển số lượng sáng chế về TTKTX theo lĩnh vực ứng dụng

BĐ5: Số lượng sáng chế theo công nghệ TTKTX ứng dụng trong các lĩnh vực

Mỹ là nước có các đơn vị hàng đầu về công nghệ TTKTX, cũng là nơi có nhiều đơn đăng ký sáng chế liên quan đến lĩnh vực này (1.162), tiếp theo là Hàn Quốc (532), và Trung Quốc (463) (BĐ6).

BĐ6: Sáng chế liên quan đến TTKTX được nộp đơn ở các nước

MasterCard là đơn vị có nhiều sáng chế liên quan đến ứng dụng công nghệ TTKTX trong tất cả các lĩnh vực, nhất là trong bán lẻ và y tế, Samsung tập trung ứng dụng trong y tế và Alphabet có xu hướng ứng dụng trong bán lẻ (Bảng 1). 

Bảng 1: Xu hướng nghiên cứu ứng dụng TTKTX của các đơn vị

Đơn vị

Số lượng sáng chế theo lĩnh vực ứng dụng

Y tế

Phí đậu xe

Nhà hàng

Bán lẻ

Phí cầu đường

MasterCard Inc.

13

4

9

37

1

Visa Inc.

10

 

8

13

 

Alphabet Inc.

 

 

1

4

 

Bizmodeline Co.

1

 

 

1

 

First Data Corp.

8

1

6

14

1

Target Srl.

 

 

 

29

 

SK Group

1

2

 

2

 

Ebay Inc.

3

 

2

13

 

KT Corp.

1

1

2

5

2

Samsung Group

7

1

 

 

1

Giao thức (Protocol) giao tiếp đồng đẳng (Peer to Peer) là xu thế chung trong nghiên cứu liên quan đến TTKTX của các đơn vị. Trong đó, Alphabet nổi bậc với 12 sáng chế, kế đến là Ebay (10 sáng chế). Dù có nhiều sáng chế về TTKTX, nhưng MasterCard ít tập trung vào các giao thức (Bảng 2).

Bảng 2: Xu hướng nghiên cứu các giao thức trong TTKTX của các đơn vị

Đơn vị

Số lượng sáng chế theo giao thức trong TTKTX

Tương tác và trải nghiệm cho người dùng (Contactless front end)

Định dạng trao đổi dữ liệu (Data exchange format)

Giao diện bộ điều khiển máy chủ (Host controller interface)

Điều khiển liên kết logic (Logical link control)

Giao diện bộ điều khiển NFC (NFC controller interface)

Giao tiếp đồng đẳng (Feer to Feer)

MasterCard Inc.

3

 

 

 

 

6

Visa Inc.

 

 

 

 

 

3

Alphabet Inc.

5

 

 

2

 

12

SK Group

 

1

 

1

 

1

Ebay Inc.

1

2

1

1

1

10

KT Corp.

 

2

2

 

 

2

Samsung Group

1

1

 

1

 

3

LG Corp

1

1

 

1

 

8

Bank of America

 

 

 

 

 

4

ZTE Holding Co Ltd

3

 

2

 

 

5

Trong hệ thống TTKTX có nhiều thành tố, mỗi đơn vị có ưu thế khác nhau trong hệ thống này. MasterCard thiên về các thiết bị di động, hệ thống bán hàng (POS terminal) và thẻ thông minh; Visa và Alphabet thiên về hệ thống bán hàng và thẻ thông minh; trong khi đó, Tarcet SRL tập trung vào hệ thống bán hàng.

BĐ9: Thế mạnh của các đơn vị liên quan TTKTX

Công nghệ TTKTX có ưu điểm là tốc độ xử lý thông tin giao dịch nhanh, bảo mật trong quá trình sử dụng, hạn chế bị làm giả thẻ. Tuy vậy, TTKTX vẫn đối mặt với các mối đe dọa như dễ dàng lấy cắp thông tin tài chính, mã bảo mật CVV/CVC (Card Verification Value/Card Verification Code). Sự tiện lợi và cũng là nguy cơ của TTKTX, khi chỉ cần nhập thông tin thẻ và mã CVV/CVC là có thể thanh toán trực tuyến.

Hiện nay, khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và các quốc gia phát triển đã ứng dụng rộng rãi TTKTX trong cuộc sống thường ngày, nhưng vì lý do an toàn nên chỉ sử dụng trong các thanh toán có giá trị nhỏ như thanh toán ở nhà hàng, phí giao thông công cộng, phí gởi xe, viện phí…Ở Việt Nam, Eximbank phối hợp với MasterCard phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard PayPass không tiếp xúc đầu tiên vào năm 2013, giới hạn thanh toán đối với các giao dịch có giá trị đến 900.000 đồng. Đến 2018, Vietcombank, Sacombank, Techcombank, Vietcapital Bank, Nam Á Bank… đã phát hành các loại thẻ không tiếp xúc (có biểu tượng thanh toán không tiếp xúc). Các điểm chấp nhận thẻ không tiếp xúc như hệ thống Aeon, Citimart, KFC, CGV, Saigon Coop, BigC và Nguyễn Kim…Theo công bố của VISA, giai đoạn 1/7/2017 – 31/5/2018, tăng trưởng số lượng giao dịch không tiếp xúc tại Việt Nam đạt 44%/tháng, tốc độ giao dịch qua thẻ Visa không tiếp xúc tăng đều 43%/tháng so với cùng kỳ.

Biểu tượng thanh toán không tiếp xúc:

Ghi chú: nguồn các bảng và biểu đồ trong bài từ patseer.com, Patent landscape report on contactless payments.

Anh Tùng (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả