SpStinet - vwpChiTiet

 

Chữa trị xương thủy tinh cho bé còn trong tử cung bằng tế bào gốc

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế của Thụy Điển, Singapore và Đài Loan đã trị liệu cho hai em bé bị hội chứng xương thủy tinh bằng cách chích những tế bào gốc tạo xương khi các em vẫn còn trong tử cung.

Những kết quả theo dõi dài hạn của biện pháp trị liệu này đã được xuất bản trong tạp chí y khoa về chuyển tế bào gốc (Stem Cells Translational Medicine).

Hội chứng xương thủy tinh (Osteogeneis imperfecta - OI) là bệnh lý bẩm sinh làm kìm hãm tăng trưởng và gây gãy xương nhiều lần, đau đớn. Kết quả siêu âm có thể cho thấy những đặc điểm này từ trong bào thai. Những đứa trẻ này được trị liệu ngay trong tử cung bằng những tế bào gốc trung mô, những tế bào mô kết nối có thể hình thành và cải thiện mô xương. Những tế bào gốc này được chiết xuất từ gan của những người hiến tặng và mặc dù chúng không hoàn toàn tương thích về di truyền nhưng đã không có tình trạng thải loại và các tế bào cấy được chấp nhận.

Năm 2005, một công trình nghiên cứu đã được Viện Karolinska xuất bản ở Thụy Điển mô tả cách đưa tế bào gốc vào bào thai phụ nữ. Nghiên cứu hiện nay mô tả về một bé gái bị gãy xương nhiều lần và bị bệnh vẹo cột sống cho đến năm 8 tuổi, kể từ thời điểm đó các nhà nghiên cứu quyết định trị liệu cho cô bằng tế bào gốc của cùng người hiến tặng. Trong vòng hai năm tiếp theo cô bé không bị gãy xương thêm lần nào và cho thấy sự phát triển khả quan. Hiện thời cô bé có thể học khiêu vũ và tham gia các hoạt động thể dục ở trường.

Một đứa trẻ chưa sinh bị OI khác là một bé gái Đài Loan cũng được nhóm nghiên cứu của Viện Karolinska và các đồng nghiệp ở Singapore cấy tế bào gốc. Bé gái sau đó đã có quá trình phát triển bình thường, không gãy xương cho đến 1 tuổi. Em bé này được trị liệu bằng tế bào gốc mới và lại tiếp tục phát triển trở lại. Em bé đã bắt đầu tập đi và không bị bất kỳ lần gãy xương nào nữa. Hiện bé đã được bốn tuổi.  

Bác sỹ Cecilia Götherström, nhà nghiên cứu của Khoa Khoa học lâm sàng, Can thiệp và Công nghệ (Department of Clinical Sciences, Intervention and Technology), Viện Karolinska, lãnh đạo nghiên cứu này tin rằng tế bào gốc sẽ giúp giảm nhẹ căn bệnh này vì chưa có đứa bé nào bị gãy xương trong suốt thời gian cấy ghép và tất cả đều tăng tốc độ phát triển.
Nguồn: theo Karolinska Institutet, AsianScientist

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả