SpStinet - vwpChiTiet

 

Cát kỵ nước

Thiếu nước sạch để ăn uống là thảm họa đối với một nửa triệu người mỗi năm bởi vì 85% lượng nước ở các hoang mạc được cung cấp cho các đồn điền.

Các nhà khoa học của Công ty DIME Hydrophobic Materials (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE) với sự hợp tác của nhà bác học người Đức Helmut Schulze đã tìm ra phương pháp để hạn chế lượng nước lãng phí khi tưới tiêu cho các đồn điền ở hoang mạc. Họ phun vào cát một chất có mã số SP-HFS 1609 khiến cho cát trở nên kỵ nước, và giữ được tính chất đặc biệt này đến 30 năm. Nhưng làm thế nào mà loại cát này có thể hạn chế được việc sử dụng nước cho tưới cây? Fahd Mohammad Saeed Hareb - một kỹ sư của DIME giải thích: Thường thì người trồng trọt phải tưới cho cây 5-6 lần mỗi ngày vì nước thường bị thấm sâu vào đất nơi rễ cây không thể vươn tới được. Các nhà bác học đã sử dụng một lớp cát kỵ nước dày 10cm có tác dụng như một tấm nhựa ngăn không cho nước ở tầng đất bên trên, nơi có cây trồng, thấm xuống đất phía dưới. Do đó có thể chỉ cần tưới cây mỗi ngày một lần là đủ và sẽ tiết kiệm được 75% lượng nước so với trước đây. Điều này sẽ mang đến sự sống cho rất nhiều người trong cảnh thiếu nước nghiêm trọng.
Vùng Viễn Đông và châu Phi  ( thuc pham chuc nang qivana ) là nơi xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng hơn cả, vì vậy các chuyên gia đã chọn Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất để ứng dụng loại cát có tính chất đặc biệt này. Đại học UAE đang tiến hành nhiều thí nghiệm về trồng cây bên trên lớp cát không thấm nước đó. Dù các thí nghiệm chưa kết thúc nhưng DIME Hydrophobic Materials đã sẵn sàng sản xuất loại cát này. Hiện công ty có thể sản xuất 3 ngàn tấn cát mỗi ngày.

LV (theo Thanh niên)