SpStinet - vwpChiTiet

 

Vi khuẩn kháng thuốc như thế nào?

Lần đầu tiên, cơ chế giúp vi khuẩn có thể sống sót khi gặp biện pháp trị liệu kháng khuẩn đã được những nhà nghiên cứu của Đại học Hebrew, Jerusalem tiết lộ.
Ngoài hiện tượng đã biết là một số vi khuẩn có khả năng kháng thuốc kháng sinh nhờ đột biến, còn có những loại vi khuẩn khác thường gọi là “vi khuẩn bền vững” không kháng thuốc nhưng vẫn có thể tiếp tục tồn tại chỉ bằng cách chuyển sang trạng thái ngủ đông hay không hoạt động khi gặp phải biện pháp trị liệu kháng khuẩn. Những vi khuẩn bày sẽ “tỉnh lại” khi biện pháp trị liệu đó chấm dứt, phục hồi các hoạt động gây hại, gây khó khăn trong việc đối phó với chúng.
Mãi đến gần đây, người ta chỉ biết rằng có mối liên hệ giữa những loại vi khuẩn này và sự xuất hiện tự nhiên của độc chất HipA trong chúng nhưng các nhà khoa học không biết được mục tiêu của chất độc này cũng như cơ chế của nó trong việc kích hoạt vi khuẩn ngủ đông.
Những nhà nghiên cứu Đại học Hebrew do giáo sư Gadi Glaser (khoa Y) và giáo sư Nathalie Balaban (Viện Vật lý Racah) lãnh đạo đã có thể trình diễn cơ chế này. Nghiên cứu của họ cho thấy khi chất kháng sinh tấn công những vi khuẩn này, chất độc HipA sẽ ngắt quá trình hóa học “truyền thông điệp” yêu cầu dưỡng chất để tạo các protein. Điều này được vi khuẩn hiểu như một “tín hiệu đói” và chuyển sang trạng thái không hoạt động (ngủ đông), nhờ vậy có thể sống sót cho đến khi biện pháp trị liệu kháng khuẩn kết thúc và phục hồi hoạt động gây hại.
 
Nghiên cứu về vi khuẩn bền vững đã được tiến hành trong nhiều năm, tập trung tìm hiểu cơ chế lý sinh (biophysical) của hiện tượng này và sẽ được kết hợp với những kết quả nghiên cứu khác về xử lý vi khuẩn bền vững để đưa ra cách thức trị liệu hiệu quả.
 
Nguồn: theo Hebrew University of Jerusalem, AlphaGalileo

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả