SpStinet - vwpChiTiet

 

Bí mật đằng sau cái chết của tế bào gốc

Các nhà nghiên cứu đã xác định được những quá trình quan trọng kiểm soát sự sống của tế bào gốc, từ đó có thể đưa ra biện pháp cải thiện việc sử dụng tế bào gốc trong y học.
 
Hình ảnh một tế bào gốc. Nguồn: Anai Gonzalez-Cordero

Nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Gen và Phát triển, cho thấy các phân tử nhỏ gọi là microRNA đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự chết và sự sống của các tế bào gốc.

Trong các nghiên cứu trước đây, một số các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng các microRNA đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự chết và sự sống của tế bào gốc. MicroRNA là phần vật liệu di truyền ngắn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của gen. MicroRNA hoạt động nhiều nhất khi các tế bào gốc chuẩn bị sẵn sàng để chuyên môn hóa và tại thời điểm đó, các tế bào gốc này dễ bị tử vong. Bằng cách đo hoạt động của hàng trăm microRNA trong phôi chuột, các nhà nghiên cứu đã xác định ba loại microRNA kiểm soát việc chuyên môn hóa của tế bào gốc.

Để điều tra những ảnh hưởng của các microRNA, các nhà nghiên cứu đã xóa một gen cần thiết cho sự hình thành của microRNA. Sự thiếu hụt microRNA này đã dẫn đến cái chết của tế bào gốc, khẳng định vai trò của microRNA trong sự kiểm soát sự sống của tế bào gốc ở giai đoạn này.

Các nhà nghiên cứu đã xác định một loại protein được gọi là BIM là mục tiêu của các loại microRNA trong nghiên cứu. Khi hoạt động của microRNA giảm, nồng độ của BIM tăng và điều này gây ra cái chết cho các tế bào gốc. Điều này cho thấy microRNA xuất hiện để "tinh chỉnh" nồng độ của BIM, cho phép cân bằng số lượng tế bào chết và sống.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Tristan Rodriguez từ Viện Phổi và Tim mạch Quốc gia, Học viện Hoàng Gia London cho biết: "Cho đến nay các cơ chế kiểm soát sự chết và sự sống của tế bào gốc chưa được hiểu rõ. Chúng ta đã có một số các mảnh ghép nhưng cần phải thực sự ghép chúng lại với nhau để có được hình ảnh tổng thể rõ ràng. Đó là những gì chúng tôi đã thực hiện trong nghiên cứu này."
 
 Hoàng Mi (theo Học viện Hoàng Gia London)


 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả