SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu ảnh hưởng của kim loại chuyển tiếp Fe,Ag,Cu trên than hoạt tính đến quá trình hấp phụ và khử hấp phụ phenol trong môi trường nước bằng H2O2

Đề tài do tác giả Trần Văn Hùng (Viện hóa học) và Nguyễn Hữu Phú (Viện khoa học và công nghệ Việt Nam) thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của kim loại chuyển tiếp Fe, Ag, Cu trên than hoạt tính đến quá trình hấp phụ và khử hấp phụ phenol trong môi trường nước bằng H2O2.

Vật liệu để tiến hành thực nghiệm là than hoạt tính Trà Bắc (Trà Vinh, Bến Tre), kí hiệu là HP-D1, được tẩm các nồng độ kim loại (Fe, Ag, Cu) khác nhau.
Sự hấp thụ phenol trên than được thực hiện như sau: trong các bình thể tích 150ml nút nhám chứa một lượng than nhất định, lượng than trong các bình thay đổi (0,5 – 3,5 g) và 100ml dung dịch trong nước cất (5g/l). Bình được lắc đều và giữ ổn định ở 400C. Sau khi hấp phụ cân bằng 5 ngày, lượng phenol còn lại được phân tích trên máy Smart Spectrophotometer tại bước sóng 500nm. Tiếp đó, than được rửa bằng nước cất và được xử lý bằng H2O2 ở 400C trong 5 giờ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cùng tẩm một hàm lượng kim loại như nhau thì mẫu tẩm bạc > mẫu tẩm đồng. Sau 7 lần tái sinh thì HP D1 Ag 0,25% đạt 95,6%, HP D1 Fe 0,25% đạt 75,8%; HP D1 Cu 0,25% đạt 69,1%; HP D1 a (Tẩm Fe, Cu, Ag) 0,25% đạt 87,5%; HP D1 a (tẩm Fe, Cu, Ag) 0,1% đạt 80,4%; HP D1 không tẩm chỉ đạt 8,1%.
Như vậy hiệu suất hoàn nguyên của bạc là tốt nhất. Tổ hợp kim loại Fe, Cu, Ag làm giảm giá thành xử lý và hiệu quả xử lý khá cao gần bằng than tẩm bạc ở cùng một hàm lượng tẩm như nhau.

BH (Theo HH&ƯD, số 11/08)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả