SpStinet - vwpChiTiet

 

Xu hướng biến động của các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp và sản lượng lúa Đồng bằng sông Hồng từ 2007-2020

Đề tài do các tác giả Nguyễn Văn Song, Trần Tất Nhật, Đỗ Thị Diệp, Nguyễn Tất Thắng, Nguyễn Thu Hằng, Đỗ Xuân Thấm (Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội) thực hiện nhằm tìm ra xu hướng biến động của các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp và sản lượng lúa cho khu vực Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) từ nay tới năm 2020.

Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích hệ thống động (dynamic modeling) để chỉ ra xu hướng biến động trong dài hạn của dân số, đất nông nghiệp và lao động nông nghiệp vùng ĐBSH từ năm 2007-2020.

Theo đó, mô hình phân tích hệ thống được tính đến năm 2020, là thời điểm đất nước ta cơ bản hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân số của vùng ĐBSH sẽ ở mức 20.498.520 người, diện tích đất canh tác còn 540.183 ha. Với bình quân thóc trên đầu người dao động từ 319,48 kg – 368,38 kg thì không những đảm bảo an ninh lương thực mà còn thừa để cho nhu cầu chăn nuôi và các mục đích sử dụng khác. Số lượng lao động nông nghiệp của vùng giảm từ 61% xuống 55% hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay khi mà tốc độ công nghiệp hóa tăng từ 5.000 ha lên 5.500 ha/năm. Mức tiêu dùng hiện tại của người dân vùng ĐBSH trung bình là 270 kg thóc và 300 kg lương thực quy thóc/người/năm. Với mức bình quân đó, hàng năm toàn vùng dành ra khoảng 70% sản lượng thóc sản xuất ra để ăn, 8% cho chăn nuôi, 8% dành cho xuất khẩu. Với mức giả định nhu cầu thóc của người dân ở mức 240 kg/người/năm thì lượng thóc dành cho chăn nuôi và xuất khẩu tăng lên đáng kể. Do yêu cầu thực tế về lao động và việc làm của vùng hiện nay thì trong những năm tới vùng cần có chiến lược đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn, gia cầm để tận dụng sản lượng thóc dư thừa. Giữa dân số - lao động có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Với tỷ lệ gia tăng dân số dao động từ 0,95-11% giai đoạn 2001-2005, bình quân hàng năm vùng ĐBSH phải giải quyết việc làm cho khoảng 200.000 lao động. Vì thế chiến lược dân số của vùng trong thời gian tới là phải ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo tính toán thì với việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số từ 1,05% xuống 0,9% quy mô dân số của vùng nên duy trì ở mức 20.215.800 người vào năm 2020.

LV (nguồn: TC NN&PTNT, 5/2008)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả