SpStinet - vwpChiTiet

 

Đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn Nitrat hoá phân lập từ nước lợ nuôi tôm tại Quảng Bình và Hà Tĩnh

Đề tài do các tác giả Hoàng Phương Hà, Trần Văn Nhị, Phạm Việt Cường, Nguyễn Thị Kim Cúc (Viện Công nghệ sinh học - Viện KH&CN Việt Nam) thực hiện nghiên cứu phân lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn nitrat hoá từ nước lợ nuôi tôm tại Quảng Bình và Hà Tĩnh với mục đích tuyển chọn một số chủng điển hình có khả năng sử dụng để xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

Nghiên cứu sử dụng mẫu nước và mẫu bùn lấy từ các hồ nuôi tôm tại Hà Tĩnh và Quảng Bình để phân lập vi khuẩn nitrat hoá. Môi trường khoáng cơ sơ Winogradsky I và II cải tiến được sử dụng để nuôi cấy vi khuẩn… Các chủng vi khuẩn tuyển chọn được nuôi trong các bình tam giác 100 ml chứa 30 môi trường lỏng cơ sở I hoặc II, nuôi lắc (200 vòng/phút) ở các nhiệt độ khác nhau 4, 10, 20, 28, 30, 370C và các pH khác nhau 4, 6, 8, 10, 14 với nhiệt độ nuôi cấy là 300C. Điều chỉnh giá trị của pH ban đầu bằng 1N HCl hoặc 3N NaOH.
Kết quả, từ các ao nuôi tôm nước lợ tại Quảng Bình và Hà Tĩnh, trên môi trường Winogradsky I và II cải tiến, đã phân lập được 17 chủng vi khuẩn nitrat hoá (10 chủng vi khuẩn oxy hoá amoni và 7 chủng vi khuẩn oxy hoá nitrit), trong đó đã tuyển chọn 6 chủng vi khuẩn nitrat hoá có khả năng ứng dụng trong thực tiễn là HT1-2; HT2-2; TS10; HT1-3; TS2; CP10. Các chủng vi khuẩn oxy hoá amoni (HT1-2; HT2-3; TS10) có đặc điểm hình thái đặc trưng của vi khuẩn thuộc chi Nitrosomonas. Các chủng vi khuẩn oxy hoá nitrit (HT13; CP10) có đặc điểm hình thái giống như vi khuẩn thuộc chi Nitrobacter. Chủng TS2 là vi khuẩn oxy hoá nitrit nhưng có đặc điểm hình thái tương tự các chủng thuộc chi Nitrospira. Các chủng vi khuẩn nghiên cứu đều sinh trưởng tốt hơn với nguồn cacbon vô cơ là NaHCO3 so với CaCO3. Nhiệt độ 28-300C, pH 8 là tối ưu cho sự sinh trưởng và hoạt tính nitrat hóa của các chủng này.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, số 2/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả