SpStinet - vwpChiTiet

 

Kết quả trồng lại 314 chi thể bằng kỹ thuật vi phẫu tại bệnh viện trung ương quân đội 108 – kinh nghiệm 13 năm

Đề tài do các tác giả Lê Văn Đoàn, Nguyễn Việt Tiến và cộng sự thực hiện trình bày kết quả và một số nhận xét qua những trường hợp được trồng lại chi thể bằng kỹ thuật vi phẫu tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong gần 13 năm (từ 1/1994-12/2007).

Nghiên cứu tiến hành với 199 bệnh nhân với 134 chi thể bị đứt hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn ở chi trên, được trồng nối lại tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Kết quả, có 173 bệnh nhân nam và 26 nữ, tuổi thấp nhất là 18 tháng, cao nhất là 56 tuổi, lứa tuổi hay gặp nhất là 18-45 (88,7%). Các vị trí tổn thương là cánh tay, cẳng tay, cổ tay, giữa bàn tay, ngón cái… với hình thái tổn thương là đứt rời, đứt gần hoàn toàn…, do nguyên nhân máy cưa, máy dập nhựa, máy khoan, dao chém, máy xén giấy…
Qua phẫu thuật cho thấy, tỷ lệ chi sống sau nối là 92% (289/314). Trong đó, có 90,5% chi được nối thành công với thời gian thiếu máu từ 8-16 giờ. Yếu tố quyết định đảm bảo thành công của phẫu thuật là cắt lọc triệt để tổ chức dập nát, thu ngắn xương đảm bảo cho mối nối mạch không bị căng và kỹ thuật khâu nối mạch máu chuẩn xác. Kết quả phục hồi chức năng sau mổ ở mức tốt khá và chấp nhận được đạt 88% (169/192). Mặc dù phục hồi biên độ vận động, mức độ phục hồi cảm giác và khả năng thực hiện các động tác lao động hàng ngày của tất cả các chi nối đều hạn chế hơn so với chi lành, nhưng các chi nối đều tham gia vào hầu hết các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân mà không yếu, không đau. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, phẫu thuật trồng lại chi thể đứt rời ở chi trên là hết sức có ý nghĩa để phục hồi lại chức năng và thẩm mỹ của bàn tay và ngón tay.
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 2/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả