SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu xác định tồn tại của Asen trong đất, rau má (centelle asitica) và cải xanh (Brassica Juncea) bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS) kỹ thuật Hydrua hóa (HG)

Đề tài do tác giả Nguyễn Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Dung (Viện Công nghệ hóa học, Viện KH&CN Việt Nam), Ngô Kim Liên (Đại học Cần Thơ) thực hiện nhằm đánh giá một cách khoa học độc tính và nguy cơ gây hại của As cho sức khỏe con người qua nguồn thực phẩm.

Rau má và cải xanh trồng trên đất ô nhiễm As (335mg/kg) thu hoạch sau 45 ngày. Mẫu được rửa sạch bằng nước cất để loại bỏ đất và bụi bẩn. Tách riêng từng phần rễ và phần lá sấy khô 600C trong 72 giờ. Tương tự như vậy, rau má và cải xanh cũng được trồng trên đất nền khô ô nhiễm As để đối chứng. Nhóm tác giả dùng phương pháp tách xác định trực tiếp dạng As bằng quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS) liên hợp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) kết hợp xử lý bằng tia UV để nghiên cứu quá trình hấp thu As từ đất, sự vận chuyển và biến đổi dạng hóa học As trong cây rau má và cải xanh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, As tan trong dung dịch đất ở dạng vô cơ là As (V), chúng lan truyền từ môi trường đất lên môi trường lên rau má và cải xanh trong quá trình sinh trưởng. As tích lũy trong rễ và trong lá chủ yếu ở dạng As(III). Không xảy ra quá trình metyl hóa As trong đất và trong cây rau má. Sự hấp thụ và tích lũy As của rau má thấp hơn so với rau cải chứng tỏ đặc điểm sinh học và sự nhạy cảm của mỗi loại thực vật đều rất khác nhau với độc tố kim loại. Tuy nhiên khả năng vận chuyển As từ rễ lên lá ở cây rau má lại cao hơn so với rau cải.

BH (Theo tạp chí Hóa học, số 6/07)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả