SpStinet - vwpChiTiet

 

Sáng tạo về sản phẩm thay thế thịt

 


Thịt nhân tạo (TNT) trước đây không mấy gây ấn tượng, nhưng những sản phẩm TNT mới xuất hiện gần đây trên thị trường sẽ mang lại cho bạn cảm giác hoàn toàn khác, nhất là khi được chế kết hợp khéo léo với gia vị. Dưới đây là một vài sản phẩm của những công ty mới khởi nghiệp nhưng sẵn sàng đối đầu với những tập đoàn thực phẩm khổng lồ, được sản xuất với công nghệ hay tư vấn của những phòng thí nghiệm từ các trường đại học lớn ở Mỹ, Hà Lan, Pháp, v.v… đang gây “rung chuyển” ngành công nghiệp thực phẩm vốn trì trệ đã lâu nay.



Match Meats (MatchMeats.com): với công nghệ và tư vấn của Đại học Illinois, được đánh giá cao là những sản phẩm như gà, cua, heo, bò nướng và xúc xích Ý. Những sản phẩm TNT này có cấu trúc thớ sợi và hương vị đặc trưng từng loại thịt thật rõ nét. Các món ăn được chế biến từ các loại TNT này càng thêm thơm ngon nhờ gia vị. Nếu có dịp, bạn thử dùng “bò” xay của Match Meats để làm những lát thịt, chiên trong dầu ô liu rồi kẹp trong bánh mì tròn sau khi cho thêm hành phi, nước sốt, cà chua cùng vài gia vị khác thì sẽ thấy không hề thua kém thịt bò thật chút nào. Hiện Match Meat có nhận đặt hàng trên mạng nhưng chỉ giao trong nước Mỹ.
 



Beyond Meat (BeyondMeat.com): công ty này nổi bật trong năm 2012 nhờ bài báo trên tờ Thời báo New York và đài phát thanh của Mỹ. Đặc biệt, ngoài công nghệ và tư vấn của Đại học Missouri, hỗ trợ tài chính cho công ty này là những tên tuổi lớn mà trong đó có cả những người sáng lập Twitter là Evan Williams và Biz Stone. Tiếp đó là khen ngợi của Bill Gates trong một bài giới thiệu đăng trên mạng có tựa là “Tương lai của thực phẩm”. Theo một số người đã từng thử qua sản phẩm của công ty này thì những lời khen này là đúng. Thớ TNT của Beyond Meat rất giống thịt gà tuy hương vị không thuyết phục lắm. Tuy nhiên, điều đó không khó để khắc phục nếu bạn dùng để nấu những món như bánh cuốn Mexico, những món cay nồng, bánh pizza hay sandwich vốn không thể hiện rõ hương vị gà. Dù sao thịt gà nhân tạo này cũng rất ấn tượng khi hiện nay chưa có loại TNT nào hoàn toàn giống như giống thịt gà.
 

 

Món thịt nướng Kebab: công nghệ đùn hiện đại nhất làm cho Beyond Meat giống thịt gà thật.

 


 

Plenti (Plenti.eu): Plenti được giới thiệu năm 2010, là sản phẩm của Công ty Ojah, Hà Lan, dựa trên công nghệ do Đại học Wageningen và một  trung tâm nghiên cứu ở Hà Lan phát triển. Plenti thường được bán sỉ, chưa trộn hương để cho các nhà bán lẻ tự làm và bán ra theo nhãn hiệu của họ gồm gà, heo, cá hồi và có cả lươn. Năm 2012 Ojah đoạt giải doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới nhất trong cuộc thi danh tiếng của Hà Lan là “MKB Innovation Top 100”.
Món thịt nướng xiên que bằng TNT của Plenti

 


Field Roast (FieldRoast.com): Field Roast bán lẻ trên thị trường nhiều loại TNT dạng đòn như xúc xích, thịt lát, xúc xích chín, v.v... Những sản phẩm gây ấn tượng là xúc xích xông khói hương táo và thơm, xúc xích nóng với mù tạt, xúc xích cay v.v… Món nấm dại “Wild Mushroom” cũng rất ngon. Sản phẩm của Field Roast làm bằng mì căn bột mì (wheat gluten) nên rất thích hợp cho những ai không ăn được thực phẩm gốc đậu nành.
 


 

Lightlife Foods (Lightlife.com): tuy trang web của Lightlife Foods có phong cách gần gủi, thân mật, thiên về cảm xúc gia đình, lại thuộc sở hữu của tập đoàn khổng lồ ConAgra. Lightlife có sản phẩm thịt gà nhân tạo rất đáng để nếm thử, được bán ở dạng thịt gà mềm Smart Tenders, cốt lết Smart Cutlets và những thứ khác. Thành phần gồm cả mì căn và đậu nành. Tuy thớ thịt không thể bằng với thịt gà nhân tạo của Beyond Meat nhưng hương vị lại giống gà hơn; có thể là do trong thành phần có một ít lòng trắng trứng, vì thế nhiều sản phẩm của Lightlife không hoàn toàn là món chay.

 

Quorn (Quorn.us): nền tảng của Quorn là loại protein chất lượng cao không có nguồn gốc từ thịt mà họ gọi là Mycoprotein và nhiều người cho là từ nấm. Từ một sản phẩm là thịt gà nhân tạo vào năm 1985, hiện công ty này có hàng chục sản phẩm chia thành 5 chủng loại và bán ở 10 nước trên thế giới. Sản phẩm của Quorn hầu hết có hương vị và cấu trúc cũng hấp dẫn như những sản phẩm cùng loại trên thị trường.

  Gardein (Gardein.com): tương tự Beyond Meat, sản phẩm của Gardein cũng làm từ công thức phối trộn riêng protein đậu nành, đậu hà lan và một số thành phần khác. Công ty Canadian này có hơn 30 sản phẩm khác nhau chia thành hai dòng là đông lạnh và trữ lạnh. Chất lượng của chúng khá khác biệt, ví dụ thịt viên hơi khô còn thịt nướng lại khá thơm. Tuy công ty được cho là dùng công nghệ đùn rất giống của Beyond Meat nhưng một số sản phẩm thịt gà của họ lại dai và không có thớ sợi như của Beyond Meat.



Một số nhãn hiệu khác cũng khá ngon và phổ biến ở Mỹ như Morningstar Farms (MorningstarFarms.com), Boca Foods Co (bocaburger.com), v.v…
 



 

 

Âu Lạc (aulac-vegetarian.com): thương hiệu này đã có mặt ở Việt Nam và xuất khẩu hơn 15 năm nay, hiện có hàng chục sản phẩm chia thành 6 dòng khác nhau; được tổ chức Future Food (futurefood.org) liệt kê trong hạng mục thịt thực vật (vegetarian meat).
 

 

TRẦN QUÂN, STINFO số 9/2013

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả