SpStinet - vwpChiTiet

 

Sáng chế về mũ bảo hiểm


 
Bộ phận tạo sự ổn định cho mũ bảo hiểm

 

Số bằng sáng chế: 1-0009679; cấp ngày: 20/09/2011 tại Việt Nam; tác giả: Murakami Takeshi; chủ bằng: Ogk Kabuto Co., ltd.; địa chỉ: 3-4, Nagata-nishi 6-chome, Higashi-Osaka-shi, Osaka, 5770016, Japan.


Sáng chế đề cập tới bộ phận tạo sự ổn định cho mũ bảo hiểm. Bộ phận này ngăn ngừa các dao động của mũ (về bên trái và bên phải) khi người sử dụng đang chạy xe với tốc độ tương đối cao trong gió, tạo thuận lợi cho việc lái xe và không gây mỏi cổ.  


Bộ ổn định này gồm: bộ ổn định phải (10R) và bộ ổn định trái (10L) được gắn trên phần thân sau (9) của mũ bảo hiểm, nằm đối xứng hai bên trái và phải.


Cả bộ ổn định trái và bộ ổn định phải (10R, 10L) đều có bề mặt giúp nắn thẳng dòng không khí (15), kéo dài về phía sau theo một góc như được lắp vừa khít trên mặt sau của mũ bảo hiểm, và phần tách gió (16) kéo dài vuông góc trên mép mũ phía sau.


Bộ phận tạo sự ổn định
cho mũ bảo hiểm

 


Mũ bảo hiểm cho người đi xe máy và người lao động tại công trường

 

Số bằng sáng chế: 1-000965; cấp ngày: 14/09/2011 tại Việt Nam; tác giả và chủ bằng: Naoyuki Ninomiya; địa chỉ: Công ty Honda Việt Nam, phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.


Sáng chế đề xuất mũ bảo hiểm dùng cho người đi xe hai bánh hoặc người lao động tại công trường. Kết cấu mũ gồm: 


• Lớp vỏ cứng co lại khi va đập vào vật cứng, làm giảm lực tác động.


• Lớp đệm lót gắn bên trong lớp vỏ cứng, hấp thụ và giảm bớt xung động lên đầu người đội mũ khi xảy ra va chạm.


• Bộ phận lót dạng khung được thiết kế sao cho tiếp xúc vừa khít với đầu người sử dụng, có thể gắn vào/tháo ra lớp đệm lót.
 


Mũ bảo hiểm cho người đi xe máy
và tại công trường

 • Lớp bảo vệ trùm kín lên bên ngoài lớp vỏ cứng; giúp phân tán xung động để làm giảm lực tác động, có thể gắn vào/tháo ra.



Mũ bảo hiểm có cánh quạt tạo ra nguồn điện để chiếu sáng

 

Số bằng sáng chế: 2-0000715; cấp ngày: 01/07/2008 tại Việt Nam; tác giả: Ming Chang Lee; chủ bằng: Ming Sheng Electric Enterprise Co., Ltd; địa chỉ: 1 Floor, No. 11, Alley 133, Sec. 8, Yan-Ping North Road, Taipei, Taiwan. 


Giải pháp hữu ích đề cập đến mũ bảo hiểm tự chiếu sáng nhờ có cánh quạt tạo nguồn điện và các đèn LED (diode phát quang). 

Kết cấu mũ gồm:


• Cánh quạt (13) được gắn phía trước mũ,


• Nam châm điện: giấu bên trong mũ, có hai dây dẫn được nối với đèn LED (điốt phát quang). Trục của nam châm điện nối với các cánh quạt.


Khi người sử dụng lưu thông trên đường, các cánh quạt hướng về gió ngược, dòng khí chuyển động qua tuabin tác động lên cánh quạt, làm quay trục nam châm điện. Dòng điện sinh ra thắp sáng các đèn LED nên mũ bảo hiểm theo sáng chế có thể tận dụng năng lượng gió để chiếu sáng.


Mũ bảo hiểm có cánh quạt tạo ra nguồn điện

.

Thiết bị phát tín hiệu rẽ hướng dùng cho mũ bảo hiểm

 

Số bằng sáng chế: 2-0000681; cấp ngày: 31/01/2008 tại Việt Nam; tác giả và chủ bằng: Po Chien Chuang; địa chỉ: No. 36-1, Alley 182, Lane 40, Dawan Rd., Yongkang City, Tainan Hsien, Taiwan.
 

Giải pháp hữu ích đề cập đến thiết bị chỉ báo hướng bằng đèn gắn trên mũ bảo hiểm, kết cấu gồm bộ phận điều khiển bằng tay và một cụm đèn.  


• Bộ phận điều khiển bằng tay được làm thích ứng với xe hai bánh và có một ắc quy. Công tắc điều khiển là công tắc nhiều nấc và có nấc 0. Bộ phận điều khiển được nối điện với công tắc để phát tín hiệu điều khiển vô tuyến tương ứng với từng nấc.


• Cụm đèn gắn trên mũ bảo hiểm, có ắc quy, đèn xi nhan báo rẽ. Đèn trên mũ cũng có thể thu tín hiệu điều khiển vô tuyến từ các đèn xi nhan báo rẽ trên xe để để bật/ tắt đèn tương ứng.


Thiết bị chỉ báo hướng này còn có thể được chế tạo thích ứng với xe đạp hoặc các xe hai bánh khác không có mạch điện.


Mũ bảo hiểm có thiết bị phát tín hiệu
chuyển hướng

 


Bộ phận phát sáng để chỉ báo vị trí dùng cho mũ bảo hiểm

 

Số bằng sáng chế: 1-0006267; cấp ngày: 03/04/2007 tại Việt Nam; tác giả và chủ bằng: Paul David Sherring; địa chỉ: 2 The Row, Hinton Waldrist, Nr. Faringdon, Oxfordshire SN7 8RS, Great Britain.
 

Sáng chế đề cập tới bộ chỉ báo phát sáng gắn trên mũ bảo hiểm khi người sử dụng muốn thông báo sự có mặt hoặc vị trí của mình đối với người khác. Chẳng hạn, người đi xe đạp muốn đảm bảo rằng các tài xế trên đường có thể nhìn rõ anh ta, hay các thợ mỏ cần nhìn rõ đồng nghiệp trong điều kiện thiếu sáng... 


Cụm bộ chỉ báo bao gồm hai bộ chỉ báo bố trí đối xứng trên hai phía của mũ bảo hiểm với kết cấu gồm:
 

• Thân: trên thân có nguồn phát sáng, bộ phận khuếch tán ánh sáng và kết cấu để gắn bộ chỉ báo lên mũ bảo hiểm.
 

• Bộ phận khuếch tán ánh sáng: có bề mặt lồi lên, gồm một hoặc nhiều dải phát sáng trong suốt. Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng được phân bổ sang bộ phận khuếch tán nhờ một gương lồi bên trong.


Bộ phận phát sáng để chỉ báo vị trí
 dùng cho mũ bảo hiểm

 

• Bộ phận khuếch tán tạo ra dải sáng kéo dài dọc theo cạnh bên của mũ bảo hiểm, có thể nhìn thấy được nhờ dải trong suốt.
 

• Bộ chỉ báo gắn vào mũ bảo hiểm nhờ các nam châm, có thể tự động tách rời trong trường hợp cần thiết (xảy ra va đập) để không làm ảnh hưởng tới chức năng bình thường của mũ, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
 

Nhờ bộ phận khuyếch tán ánh sáng có dạng lồi, nhô lên trên bề mặt mũ bảo hiểm, bộ chỉ báo theo sáng chế cho phép đạt được góc quan sát lớn nhất có thể, không chỉ đối với người quan sát từ phía trước và phía sau người sử dụng mà còn cả từ bên trên và bên dưới. Bộ chỉ báo này có trọng lượng nhẹ, đạt hiệu quả năng lượng, tạo ra góc quan sát rộng và không làm giảm tác dụng bảo vệ của mũ bảo hiểm.


Kết cấu gài lót mũ bảo hiểm và lót mũ bảo hiểm có kết cấu gài này


Số công bố đơn: 2190; ngày nộp đơn: 25/12/2012 tại Việt Nam; tác giả: Li Ming Hui; đơn vị nộp đơn: Công ty TNHH Long Huei; địa chỉ: số 23 đường ĐT743 Khu Công nghiệp Sóng Thần II, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.


Giải pháp hữu ích đề cập đến kết cấu gài lót mũ bảo hiểm và lớp lót mũ bảo hiểm (1) có kết cấu gài nêu trên.  


Kết cấu gài gồm hai chi tiết hình cung (2, 3), có thiết kế thích hợp để có thể gài vào nhau. Trong đó:


• Chi tiết hình cung thứ nhất (2) gắn vào mép phía trước của lớp lót mũ bảo hiểm (1).


• Chi tiết hình cung thứ hai (3) được gắn vào mặt dưới của vành mũ phía trước.


Lót mũ bảo hiểm (1) có mép phía trước gắn chặt với chi tiết hình cung thứ nhất (2) nên có thể gài vào chi tiết hình cung thứ hai (3) được gắn vào mặt dưới của vành trước của mũ bảo hiểm.


Phần sau của lót mũ bảo hiểm (1) có các cúc bấm (11)


Kết cấu gài lót mũ bảo hiểm

xung quanh để bấm vào các lỗ bấm (8) trên vỏ mũ, nhờ đó lớp lót gắn chắc vào vỏ mũ, không bị rơi ra.
 

Minh Nhật, STINFO Số 8/2013


 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả