SpStinet - vwpChiTiet

 

Phương pháp chế biến viên sữa ong chúa

 

Năm 2013, STINFO sẽ giới thiệu các Hỏi-Đáp công nghệ thật gần gũi với sản xuất và đời sống ở Việt Nam. Quí độc giả cần trao đổi thêm, giới thiệu các công nghệ do mình sáng tạo hay muốn tìm hiểu các công nghệ khác, hãy liên hệ với Ban biên tập STINFO, địa chỉ 79 Trương Định, Quận 1, TP.HCM, DT: 08 38297040 (503), email: stinfo@cesti.gov.vn.

Hỏi: Cho biết giá trị dinh dưỡng của sữa ong chúa nguyên chất và phương pháp chế biến viên sữa ong chúa.
 

Đáp: Sữa ong chúa có ba thành phần dinh dưỡng chính là chất đạm, đường và chất béo; giàu các vitamin, khoáng chất và acid amin; có hơn bốn mươi thành phần dinh dưỡng khác nhau, chứa một số lượng lớn các enzym. Ngoài ra, trong sữa ong chúa còn chứa chất R (lấy ký tự đầu tiên của royal jelly) được xác định là chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể.
 

Sữa ong chúa là sản phẩm tự nhiên có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa bằng cách kích hoạt các dây thần kinh tự trị, điều trị sự mất điều hòa tự trị, phòng chống bệnh tiểu đường, giảm nhẹ các triệu chứng của viêm gan mạn tính, và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, sữa ong chúa được xem là nguồn thực phẩm và dược phẩm bổ dưỡng, sử dụng chữa bệnh với sức tiêu thụ gia tăng mỗi năm.
 

Các sản phẩm sữa ong chúa được chế biến và đóng gói nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như dạng viên nang, dạng bột mất nước, hoặc dạng hạt nhỏ.

Sữa ong chúa nguyên chất thường có độ ẩm 60 đến 65% trọng lượng, điều này thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc, ngay khi độ ẩm ở mức 30% trọng lượng, nấm mốc sẽ bắt đầu phát triển sau khoảng bảy ngày. Vì vậy, sữa ong chúa cần được bảo quản trong tủ lạnh để đảm bảo các thành phần dinh dưỡng không bị chuyển hóa. Điều này gây khó khăn cho việc vận chuyển. Để giải quyết vấn đề này, người ta tìm cách chế biến nguyên liệu sữa ong chúa thành các sản phẩm có thể được bảo quản ở dạng khô, đóng gói dạng viên nhỏ để dễ dàng sử dụng nhưng vẫn giữ được các thành phần dinh dưỡng.
 

Bột hay hạt sữa ong chúa có thể lưu trữ và lưu thông trên thị trường dễ dàng phải qua quá trình sấy khô. Các sản phẩm này bị đun nóng một khoảng thời gian ở nhiệt độ từ 40oC÷60oC, làm cho thành phần dinh dưỡng bị biến đổi rất nhiều. Hoặc sản xuất bột sữa ong chúa nguyên chất bằng cách điều chỉnh độ pH nguyên liệu sữa ong chúa ở dạng huyền phù và duy trì ở điều kiện cao hơn nhiệt độ và áp suất phòng, tách chất lỏng nổi trên mặt và các thành phần không hòa tan… để thu được dung dịch sữa ong chúa sạch; điều chỉnh độ pH của dung dịch sữa ong chúa sạch trở nên trung tính; trộn với tác nhân bất kỳ (tinh bột alpha, tinh bột hòa tan, đextrin, cyclodextrins, lactoza, sucrôza…), chất dính, hoặc axit alginic; sau đó sấy phun sương hoặc sấy khô để thu được bột sữa ong chúa. Cách này có thể giữ lại các dưỡng chất trong sữa ong chúa như nguyên liệu ban đầu. 


Thí dụ như quy trình chế biến nguyên liệu sữa ong chúa nguyên chất theo phương pháp vê viên tròn của nhà sáng chế người Nhật Kawashima Nisaburo, được đăng ký sáng chế số US2008187639. Phương pháp này có thể giữ lại các thành phần dinh dưỡng của sữa ong chúa nguyên chất bằng cách sản xuất viên sữa ong chúa dưới dạng các hạt nhỏ dễ dàng để ăn và bảo quản được ở nhiệt độ và áp suất phòng.
 

Phương pháp này đơn giản là pha trộn nguyên liệu sữa ong chúa với một loại bột thực phẩm, không cần qua quá trình xử lý làm chuyển đổi các thành phần dinh dưỡng của sữa ong chúa nguyên chất.
 

Quy trình sản xuất theo phương pháp vê viên tròn

Các bước theo quy trình như sau:
 

• Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu sữa ong chúa.
 

• Bước 2: trộn nguyên liệu sữa ong chúa với tinh bột alphatized với tỉ lệ được xác định trước từ 10÷ 40 gr/100 gr tính theo trọng lượng khô, ở nhiệt độ và áp suất phòng.
 

Tinh bột alphatized thu được bởi quá trình xử lý vật lý tinh bột ngũ cốc, được chế biến dành cho thực phẩm có khả năng giữ nước cao (3 đến 6 ml/g). Sử dụng tinh bột alphatized trong sáng chế này để đảm bảo hỗn hợp sữa ong chúa và tinh bột alphatized vẫn còn trong trạng thái bột trong suốt thời gian trộn và vê viên. Mức độ giữ nước tốt nhất của tinh bột là từ 4 - 5 ml/g.
 

• Bước 3: vê viên tròn để tạo ra viên sữa ong chúa có kích thước xác định. Sử dụng máy tạo hạt thông thường, là thiết bị có thể tạo viên từ hỗn hợp có độ ẩm tương đối cao (chẳng hạn như máy tạo hạt một trục hoặc hai trục hoặc máy tạo hạt đảo).
 

• Bước 4: khử nước ở nhiệt độ và áp suất phòng đến độ ẩm được xác định trước (3 đến 15% trọng lượng), bằng cách thổi gió hoặc hong khô gió.
 

• Bước 5: đóng gói sản phẩm.
 

Ngoài ra, công đoạn pha trộn nguyên liệu sữa ong chúa với một phần tinh bột alphatized và vê viên có thể được thực hiện trong cùng một công đoạn.
 

Ngoài ra có thể sử dụng rây ngay sau bước vê viên hoặc bước khử nước để chọn kích cỡ viên phù hợp.
 

STINFO Số 3/2013

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả