SpStinet - vwpChiTiet

 

Sáng chế phòng trừ côn trùng

QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỒI PHEROMON GIỚI TÍNH ĐỂ PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG GÂY HẠI 

Số bằng sáng chế: 2-0000957; cấp ngày: 29/02/2012 tại Việt Nam; tác giả: Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Thị Nguyên, Lê Văn Trịnh; chủ bằng: Lê Văn Trịnh; địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu Các biện pháp Sinh học, Viện Bảo vệ Thực vật, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
 

Giải pháp hữu ích đề cập đến quy trình sản xuất mồi pheromon giới tính để phòng trừ côn trùng gây hại, cụ thể là mồi pheromon giới tính có tác dụng hấp dẫn giới tính và/hoặc gây rối giao phối đối với một số loài côn trùng gây hại như sâu tơ (P.xylostella), sâu xanh (H. armigera), sâu da láng (S. exigua) và sâu khoang (S. litura), và đề cập đến mồi pheromon giới tính được sản xuất theo quy trình này.
 

Quy trình sản xuất mồi pheromon giới tính bao gồm các bước: tạo tiền hợp chất pheromon bằng cách cho hợp chất A tác dụng với hợp chất B, trong đó hợp chất A là n-hexan (C6H6)n, hợp chất B được chọn trong số các hợp chất Z11-hexadexenol (Z11-16OH), Z9,E12-tetradecadienyl axetat (Z9E12-14Ac), Z9-tetradexenal (Z9-16A1) hoặc Z9-tetradexenol (Z9-14OH-) hoặc các chất đồng phân tương ứng của chúng, chất xúc tác cho phản ứng là hợp chất của metan, tốt hơn là diclometan; xử lý giá thể bằng dung dịch chứa rượu và chất oxy hóa khử để loại bỏ tạp chất tự do có trong giá thể cao su; phân phối định lượng tiền hợp chất pheromon vào giá thể đã được xử lý; xử lý loại nước giá thể mang tiền hợp chất pheromon; và đóng gói bảo quản mồi pheromon thu được.
 

 

CHẾ PHẨM DIỆT CÔN TRÙNG CHỨA DIAFENTHIURON VÀ CHẤT AN TOÀN CHO CÂY TRỒNG
 

Số công bố đơn: 26631; ngày nộp đơn: 21/03/2011 tại Việt Nam; tác giả: Ayoub Sherif, Williams Johanna Martina, Angst Max, Mulqueen Patrick Joseph, Burri Peter, Baum Stefan, Stock David; đơn vị nộp đơn: Syngenta Participations AG, địa chỉ: Schwarzwaldallee 215, CH-4058 Basel, Switzerland.
 

Sáng chế đề cập đến cách sử dụng mới của nhóm hóa chất trùng hợp làm chất an toàn cho cây trồng, cụ thể là sử dụng chúng để làm giảm và/hoặc ngăn ngừa độc tính thực vật của chế phẩm diệt côn trùng chứa diafenthiuron lên cây trồng.
Sáng chế còn đề cập đến sự kết hợp của diafenthiuron và chất an toàn cho cây trồng.
 

 

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG

 

Số bằng sáng chế: 1-0009062; cấp ngày: 15/02/2011 tại Việt Nam; tác giả: Holmes Keith A, Guoge Samuel Terry, Kukorowski Kenneth Anthony, Werner Georgina M.; chủ bằng: Bayer S.A.S; địa chỉ: 16 Rue Jean-Marie Leclair, F-69009 Lyon, France.
 

Sáng chế đề cập đến phương pháp phòng trừ côn trùng bằng cách sử dụng chế phẩm chứa chất kích thích ăn cho một loại côn trùng đặc biệt và thuốc trừ sâu 1-aryl pyrazol hoặc nicotyl với một lượng hữu hiệu để diệt côn trùng. Ở nồng độ thường, thuốc trừ sâu sẽ không độc khi được sử dụng cho cây trồng. Nhưng loại thuốc trừ sâu này sẽ là độc chất khi được dùng kết hợp với chất kích thích ăn vì làm cho côn trùng muốn diệt trừ ăn một lượng thuốc trừ sâu nhiều hơn so với lượng thông thường.
 

Việc sử dụng thuốc trừ sâu với lượng không độc cho phép làm giảm đến mức tối thiểu thuốc trừ sâu tồn dư trên cây trồng. Ngoài ra bằng cách sử dụng chất kích thích ăn được chọn cùng với thuốc trừ sâu ở nồng độ không gây chết thông thường, các côn trùng có lợi sẽ không bị hấp dẫn bởi chất kích thích ăn này và sẽ không bị tiêu diệt, còn các côn trùng gây hại sẽ bị hấp dẫn bởi chất kích thích ăn và sẽ bị tiêu diệt một cách hữu hiệu.
 

 

THUỐC TRỪ DỊCH HẠI CÓ NGUỒN GỐC SINH HỌC
 

Số bằng sáng chế: 2-0000859; cấp ngày: 11/10/2010 tại Việt Nam; tác giả: Sivakumaran S.; chủ bằng: Gim Triple Seven SDN. BHD; địa chỉ: 21 & 23 Jalan Seksyen 3/7, Taman Kajang Utama 43000 Kajang Selangor Darul Ehsan, Malaysia.
 

Giải pháp hữu ích đề xuất thuốc trừ dịch hại được sản xuất từ các nguồn tự nhiên. Thuốc này là hỗn hợp của dầu neem chiết từ hạt cây neem, dầu jetropha chiết từ hạt jetropha curcus và dầu turpentin lấy từ cây thông và tùy ý có thêm chất mang trơ. Chất mang trơ này là mỡ dầu mỏ. Thuốc trừ dịch hại được sản xuất theo cách trên được dùng để khống chế thiệt hại do chuột gây ra cho cây cọ dầu non, cho các chùm quả cây cọ dầu; thiệt hại do bọ cánh cứng sừng gây ra cho cây cọ dầu non và thiệt hại do côn trùng gây ra ở hoa, quả của cây rau hay cây lương thực.
 

 

PHƯƠNG PHÁP DIỆT CÔN TRÙNG CÓ HẠI BẰNG CÁCH LÀM BAY HƠI HÓA CHẤT
 

Số bằng sáng chế: 1-0006509; cấp ngày: 13/08/2007 tại Việt Nam; tác giả: Sugiura Masaaki, Nishino Shingi, Yamasaki Satoshi, Hattori Atsuhiko; chủ bằng: Fumakilla Limited; địa chỉ: 11, Kandamikuracho, Chiyoda-ku, Tokyo, Japan.
Sáng chế đề cập tới phương pháp diệt côn trùng bằng cách sử dụng một chế phẩm chứa hóa chất không phải là hóa chất phospho hữu cơ, có áp suất hơi cao hơn so với d,d-T80-praletrin và có hiệu quả diệt côn trùng cao hơn so với transflutrin.
 

 

PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ THỰC VẬT NHỜ ĐỘC TỐ PROTEIN DIỆT CÔN TRÙNG TỪ PHOTORHABDUS
 

Số bằng sáng chế: 1-0004254; cấp ngày: 23/04/2004 tại Việt Nam; tác giả: Blackburn Michael B., Bowen David J., Ciche Todd A., Ensign Jerald C., Fatig Raymond, Ffrench-Constant Richard H., Guo Lining, Hey Timothy D., Merlo Donald J., Orr Gregory L., Petell James, Roberts Jean L., Rocheleau Thomas A., Schoonover Sue, Strickland James A.; chủ bằng: Wisconsin Alumni Research Foundation; địa chỉ: 614 North Walnut Street, Madison, WI 53707-7365, United States of America.
 

Các protein thuộc giống photorhabdus là độc đối với côn trùng khi tiếp cận. Sáng chế đề cập đến phương pháp bảo vệ thực vật nhờ độc tố của photorlabdus này.
 

Photorhabdus luminescens (trước đây gọi là xenorhabdus luminesce) đã được tìm thấy trong các mẫu lâm sàng của động vật có vú và dưới dạng vi khuẩn cộng sinh của giun tròn gây bệnh sâu bọ thuộc giống Heterohabditis. Các độc tố protein này có thể được sử dụng hoặc xử lý theo công nghệ gen vào thức ăn của ấu trùng côn trùng và các cây trồng để phòng trừ côn trùng.
 

PHƯƠNG PHÁP DIỆT CÔN TRÙNG 
 

Số bằng sáng chế: 1-0004165; cấp ngày: 09/03/2004 tại Việt Nam; tác giả: Masanaga Yamaguchi, Mitsuyoshi Suzue, Tatsuei Ito; chủ bằng: Earth Chemical Co., LTD.; địa chỉ: 9, Tsukasa-cho 2-chome, Kanda, Chiyoda-ku, Tokyo, Japan.
 

Sáng chế đề xuất phương pháp diệt côn trùng có cánh bằng cách thổi không khí lên vật mang chế phẩm chứa thành phần diệt vật gây hại, để làm bay hơi và khuyếch tán thành phần này từ chế phẩm trong các điều kiện không đốt nóng. Phương pháp có độ an toàn cao.
 

Chế phẩm có chứa thành phần diệt vật gây hại khó bay hơi ở nhiệt độ thường, tốt hơn là ít nhất một thành phần diệt vật gây hại được chọn từ các hợp chất khó bay hơi ở nhiệt độ thường và có áp suất hơi thấp hơn 1 x 10-3 mmHg (0,13 Pa) và điểm sôi không thấp hơn 1200C/1 mmHg (130 Pa).
 

Anh Trung (Tổng hợp), STINFO Số 11/2012

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả