SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu tác dụng chống viêm của flavonoid chiết xuất từ rễ cây cao cẳng (Radix Ophiopogonis confertifolius) trên thực nghiệm

Đề tài do các tác giả Nguyễn Thị Vinh Huê, Nguyễn Duy Thuần (Viện Dược liệu), Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Trọng Thông (Bộ môn Dược lý – Trường ĐH Y Hà Nội) thực hiện nhằm đánh giá tác dụng chống viêm của flavonoid chiết từ rễ cao cẳng trên thực nghiệm.

Cây cao cẳng là cây thuốc mới của Việt Nam, đã được xác định tên khoa học là Ophiopogonis confertifolius. Dịch chiết nước rễ cao cẳng dùng chữa nhiều bệnh như nhức mỏi chân tay, viêm đau khớp, thận suy… Để có kết quả đánh giá kỹ hơn về tác dụng sinh học của cây cao cẳng, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu tác dụng của rễ thông qua các nhóm chất có trong rễ cao cẳng, phân tích thành phần hoá học và tách chiết được 2 nhóm hoạt chất chính là saponin và flavonoid.
Nghiên cứu tiến hành với flavonoid toàn phần chiết từ rễ cao cẳng hoà trong dung môi nước thành dung dịch có tỷ lệ 2,98%, các hoá chất prednisolon, carragenin…; động vật thí nghiệm là chuột nhắt trắng khoẻ mạnh, trọng lượng 18-22g, chuột cống trắng khoẻ mạnh, trọng lượng 120 ± 20g; phương pháp gây viêm cấp (gây phù hân chuột bằng carragenin, gây viêm màng bụng với 4 lô: lô 1 đối chứng - uống NaCl 9‰, thể tích 1ml/100g; lô 2 uống indomethanin liều 25mg/kg; lô 3 uống flavonoid liều 8mg/kg; lô 4 uống flavonoid liều 24mg/kg); gây viêm mạn (gây u hạt)…
Kết quả cho thấy, flavonoid có tác dụng chống viêm rõ rệt. Trên mô hình gây phù chân chuột, flavonoid rễ cao cẳng liều 8mg/kg và 24mg/kg có tác dụng ức chế phản ứng phù ở các thời điểm sau 2 giờ, 4 giờ và 24 giờ so với chứng. Trên mô hình gây tràn dịch màng bụng, flavonoid rễ cao cẳng ức chế rõ rệt sự tạo thành dịch rỉ viêm, làm giảm số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm và làm giảm hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm. So với các kết quả nghiên cứu trước về tác dụng chống viêm của saponin chiết xuất từ rễ cao cẳng, flavonoid có tác dụng chống viêm trên mô hình gây tràn dịch màng bụng tốt hơn trên mô hình gây phù chân chuột. Trong thử nghiệm về tác dụng chống viêm mạn trên mô hình gây u hạt ở chuột nhắt trắng, flavonoid với liều 13mg/kg và 39mg/kg không làm giảm một cách có ý nghĩa trọng lượng u hạt.

LV (nguồn: Tạp Chí Dược học số 379, 11/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả